Gom khẩu trang y tế đã dùng rồi bán lại: Tình người ở đâu?
Đang có dấu hiệu một số người lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa để thu gom dụng cụ y tế kém chất lượng, như khẩu trang y tế dùng một lần được thu gom lại và bán ra thị trường.
Đừng bất chấp mọi giá để kinh doanh: Khẩu trang dùng rồi cũng được thu gom để bán lại
Thực tế này được ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ ứng phó dịch nCoV của Bộ Công Thương, chiều 7/2.
Theo ông Linh, khẩu trang y tế loại sử dụng một lần, sau khi đeo sẽ được vứt bỏ. Nhưng thực tế quản lý thị trường thấy có hiện tượng thu gom để bán lại. “Điều này rất nguy hiểm vì không đảm bảo an toàn với sức khoẻ người sử dụng”, ông Linh nói.
Vị này cũng nói thêm, trường hợp này phát hiện ở Hà Nội, dù số lượng không quá lớn nhưng vì tính chất nghiêm trọng nên đang phối hợp với công an điều tra làm rõ.
Tương tự, nước sát khuẩn, ông Trần Hữu Linh cho biết một số đối tượng pha chế rồi bán online với “giá bao nhiêu người dân cũng mua”. Do đó, quản lý thị trường sẽ yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra và xử lý.
Về việc thổi giá bán khẩu trang y tế, nước sát khuẩn, ông Trần Hữu Linh cho biết hơn một tuần kiểm tra đã xử phạt 3.000 vụ việc. Lượng khẩu trang được thu giữ, nếu đủ chất lượng và có hóa đơn, nhãn hàng hóa rõ ràng sẽ được đưa vào lưu thông. Quản lý thị trường yêu cầu các nhà thuốc ký cam kết, tuyên truyền vận động trước khi kiểm tra xử phạt.
Trước thực tế này, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu quản lý thị trường kiểm soát chặt các mặt hàng thiết bị y tế phòng dịch kém chất lượng. Theo ông, cần làm việc với Bộ Y tế để có cơ chế tiêu hủy với khẩu trang đã qua sử dụng.
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Cục Thương mại điện tử & kinh tế số ngăn chặn hành vi bán hàng giả, kém chất lượng hay tăng giá bán trên kênh thương mại điện tử. Bộ này sẽ sớm lập Tổ công tác kiểm tra, chống đầu cơ găm hàng, tăng giá vật phẩm y tế, đặc biệt ở địa bàn có nguy cơ cao.
Trước thực tế này, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu quản lý thị trường kiểm soát chặt các mặt hàng thiết bị y tế phòng dịch kém chất lượng. Theo ông, cần làm việc với Bộ Y tế để có cơ chế tiêu hủy với khẩu trang đã qua sử dụng.
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Cục Thương mại điện tử & kinh tế số ngăn chặn hành vi bán hàng giả, kém chất lượng hay tăng giá bán trên kênh thương mại điện tử. Bộ này sẽ sớm lập Tổ công tác kiểm tra, chống đầu cơ găm hàng, tăng giá vật phẩm y tế, đặc biệt ở địa bàn có nguy cơ cao.
Kiếm tiền trên sinh mạng của người khác là một tội ác.
“Thật không thể tưởng tượng được những người có hành động như vậy, trong khi dịch bệnh cả đất nước cùng chung tay chống dịch, còn những người này vì đồng tiền mà tán tận lương tâm, chỉ công việc như vậy chỉ mang tính chất thời vụ, thử hỏi trước đây những người này sống bằng nghề gì, thật kinh khủng. Chỉ mong rằng những khẩu trang tái sử dụng này chưa đến tay người tiêu dùng”, bạn Tuấn Anh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) bày tỏ.
Trời ơi! Thật đáng sợ! Đó là những gì tôi cảm nhận được khi lướt báo thấy tin người ta gom khẩu trang y tế đã dùng rồi bán lại. Trong khi cả nước và thế giới đang căng mình phòng, chống dịch bệnh viêm phổi do virus Corona gây ra, mà họ lại vì tiền mà có hành vi bất lương, việc gom khẩu trang y tế đã dùng rồi bán lại gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng, và từ đó sẽ tạo điều kiện lây lan mạnh dịch bệnh do virus Corona.
Chưa bao giờ cơn sốt khẩu trang y tế lại như bây giờ. Tại thời điểm hiện tại, không phải cứ có tiền là mua được khẩu trang. Bạn tôi thường trú của Bộ Ngoại giao ở Thái Lan gọi điện về khẩn thiết: “Bà xem có chỗ nào bán khẩu trang y tế mua hộ cho bố mẹ tôi một ít. Khổ thân ông bà già, mấy hôm nay đi khắp các cửa hàng thuốc đều không mua được”.
Hi vọng, những người buôn bán hàng hóa nói chung, khẩu trang nói riêng hãy vì sức khỏe cộng đồng, có lương tâm để ngăn ngừa bệnh dịch; cũng như tránh bị xử phạt.
Làm như vậy, có thể họ thoả mãn tức thời vì đã có “đáp trả” khi bị cơ quan quản lý thị trường “tuýt còi” hay có chuyện họ đầu cơ, găm hàng để trục lợi nhưng cơ quan chức năng không thể nào “phạt” được.
Thế nhưng, lương tâm của người bán hàng, lại là những người làm việc trong ngành y, liệu họ có day dứt? Nhất là khi song hành với hành động của họ vẫn còn nhiều những hình ảnh tử tế khác trong lúc “cháy” khẩu trang thì mọi người chia sẻ với nhau những chiếc khẩu trang, hay những cháu bé dành hết tiền mừng tuổi để mua khẩu trang phát miễn phí cho mọi người.
Làm nghề nào cũng vậy, kinh doanh cũng thế, cũng đều phải có tâm, có đạo đức, lấy chữ tín làm đầu thì mới sống được với nghề. Đừng bất chấp mọi giá mà bán rẻ lương tâm mình, nhất là lương tâm của những người được đào tạo trong ngành Y, ngành cứu sống con người.
Quỳnh Quỳnh