Giữa cuộc chiến với TT Trump, chính quyền Bắc Kinh cảnh báo các địa phương đề phòng dân chúng nổi dậy
Trong “Hội nghị báo cáo tình hình tài chính quốc gia” được tổ chức ở Bắc Kinh hôm 5/9, ông Lưu Hạc ngoài phát biểu về vấn đề giải cứu nền kinh tế, còn nói một nội dung rất nhạy cảm là nhắc nhở các địa phương chú trọng việc dân chúng nổi dậy vì đời sống khó khăn.
Với chính quyền Bắc Kinh, khi phát biểu như vậy nghĩa là tình hình kinh tế đã hết sức bi đát, không như những lời đao to búa lớn của một số quan chức khác trong thời gian qua.
Một số liệu đặc biệt ấn tượng của tòa án Trung quốc cho biết, chỉ trong 1 ngày 22/8, có đến 32 công ty bất động sản làm thủ tục phá sản doanh nghiệp trong đó có những đơn vị từng làm mưa làm gió ở thị trường này như Công ty TNHH Yuetai Quảng Châu (có lịch sử lâu đời), Tập đoàn Cổ phần Zhenxing (lớn nhất An Huy), Công ty TNHH Bất động sản Huafang Thượng Hải…
Một câu chuyện ấn tượng khác là Trung quốc phải trở lại chế độ tem phiếu của thời bao cấp trong một vài mặt hàng thiết yếu, cho thấy dấu hiệu của sự sụp đổ kinh tế đã xuất hiện.
Gần đây cư dân mạng Trung Quốc chia sẻ nóng một đoạn ghi âm được cho là của một quan chức cấp cao, theo đó quan chức này cho rằng tình hình doanh nghiệp nước ngoài bỏ chạy và sự sụp đổ nguồn vốn có thể làm hơn 80 triệu người thất nghiệp, đưa Trung quốc đến thời kỳ đại suy thoái, sẽ kéo theo những thay đổi to lớn cả về chính trị ở Trung Quốc.
Trở lại vấn đề nổi dậy của người dân Trung quốc. Theo tôi đây là một nguy cơ có thật của Trung quốc. Bởi vì tỷ lệ số người dân có thu nhập trung bình và thấp ở Trung quốc rất lớn. Có học giả đưa số liệu trong 1,4 tỷ người của Trung Quốc có 1,05 tỷ người có GDP bình quân đầu người là từ 4.500 USD/năm trở xuống, tức xấp xỉ 8,6 triệu VND/tháng trở xuống. Đây là con số lúc nền kinh tế bình thường, nhưng nếu xảy ra đại khủng hoảng, thì số người có mức thu nhập này sẽ nhanh chóng sụt giảm nghiêm trọng.
Đây sẽ là lực lượng rất dễ nổi dậy ở Trung quốc mà chính quyền Bắc Kinh hết sức lo ngại.
(Theo Trần Đình Thu)