+
Aa
-
like
comment

Giáo sư Trung Quốc lấy Mỹ làm ví dụ, nói về kịch bản đáng sợ khiến 6 triệu người Mỹ tử vong

18/04/2020 09:23

Trận dịch Covid-19 này thực sự chưa hết, mọi người nên chuẩn bị phương án làm sao để vừa đi làm, vừa tiếp tục phòng chống dịch bệnh. 

Giáo sư Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong), lãnh đạo Nhóm Chuyên gia Điều trị Y khoa Covid-19 Thượng Hải, Giám đốc Khoa Nhiễm, Bệnh viện Hoa Sơn, Đại học Fudan (TQ), mới đây đã thực hiện cuộc điện đàm trên video với tư cách là thành viên làm nhiệm vụ của Trung Quốc tại Liên minh Châu Âu, ông đã trả lời các câu hỏi của Đại sứ Trung Quốc tại Châu Âu và đại diện của Phòng Thương mại Trung Quốc tại Châu Âu.

Giáo sư Trung Quốc lấy Mỹ làm ví dụ, nói về kịch bản đáng sợ khiến 6 triệu người Mỹ tử vong - Ảnh 1.

Câu hỏi: Đã từng có bằng chứng nào cho thấy việc thực hiện miễn dịch cộng đồng có hiệu quả hay không?

BS Trương Văn Hồng: Khái niệm về miễn dịch cộng đồng có thể được hiểu giống như việc là ai đó giúp bạn “ngăn chặn virus” và tạo ra một “rào cản” giữa bạn và virus. Những người bị nhiễm virus và tạo ra kháng thể chống lại virus chính là “rào cản” đó.

Chưa có một ví dụ nào thành công trong việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm bằng cách miễn dịch cộng đồng. Trong lịch sử loài người, chưa bao giờ có một bệnh truyền nhiễm nào được kiểm soát bằng cách tạo miễn dịch cộng đồng.

Giả sử lấy Hoa Kỳ làm ví dụ, nếu muốn thực hiện miễn dịch cộng đồng, đòi hỏi phải có hơn 50% số người ở Hoa Kỳ bị nhiễm virus, tức là tương đương 150 triệu người bị nhiễm.

Nếu tính theo tỷ lệ 10% bệnh nhân có triệu chứng nặng, có nghĩa là có 15 triệu bệnh nhân nghiêm trọng, trong đó có 7,5 triệu bệnh nhân nguy kịch. Tính theo tỷ lệ cứu chữa thành công hiện nay, thì sẽ có khoảng 6 triệu bệnh nhân sẽ chết, cái sự trả giá này là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Để thực tiễn hóa việc miễn dịch cộng đồng, chỉ cần dựa vào việc tiêm vắc-xin. Giống như việc tiêm chủng cho các bệnh như sởi và đậu mùa được thực hiện bằng vắc-xin đã thành công. Các bệnh truyền nhiễm không được chủng ngừa miễn dịch cộng đồng thì phải đến mỗi năm một lần, chẳng hạn như cúm.

Trong lịch sử loài người, chưa bao giờ có bất kỳ sự kiểm soát nào đối với các bệnh truyền nhiễm thông qua hình thức miễn dịch cộng đồng. Hiện tại, việc miễn dịch cộng đồng trong thực tế cũng chưa đạt được ở Trung Quốc. Mức độ kháng thể của người Vũ Hán cao hơn các thành phố khác, nhưng tỷ lệ dương tính với kháng thể nói chung không quá cao.

Giáo sư Trung Quốc lấy Mỹ làm ví dụ, nói về kịch bản đáng sợ khiến 6 triệu người Mỹ tử vong - Ảnh 2.

Câu hỏi: Làm thế nào để đánh giá xu hướng tương lai của dịch bệnh Covid-19 ở Châu Âu?

Ông Trương Văn Hồng: Không có khả năng để dịch bệnh kết thúc trong một khoảng thời gian ngắn, vì vậy vẫn còn một câu nói cũ rằng, “hãy tập quen đi là được” (nôm na là sống chung với lũ) – phải làm quen với việc bình thường hóa dịch bệnh và chuẩn bị cho một cuộc chiến kéo dài.

Có không ít quốc gia Châu Âu hiện có tỷ lệ tử vong trong lên tới trên 10%, rất cao. Tuy nhiên, đối với các nước có trình độ y khoa và điều kiện kỹ thuật cao như Châu Âu, tỷ lệ tử vong như vậy là rất cao.

Mặc dù ở Châu Âu có trình độ y khoa và chuyên môn y tế cao nhưng xuất hiện tỉ lệ tử vong cao như vậy chính là do có quá nhiều người mắc bệnh, một số lượng lớn bệnh nhân đổ dồn cùng lúc vào bệnh viện, khiến cho nguồn lực y tế không đáp ứng kịp.

Ngoài ra, sự lão hóa dân số ở các nước châu Âu nghiêm trọng hơn, và hầu hết những người tử vong là người già.

Bên cạnh đó, cùng với sự coi trọng vào việc giãn khoảng cách xã hội và phân phối lại các nguồn lực y tế, chỉ số lây truyền virus đã giảm, tỷ lệ điều trị tại bệnh viện sẽ tăng đáng kể và tỷ lệ tử vong cũng sẽ giảm đáng kể.

Nhưng trận dịch này thực sự chưa hết, mọi người nên chuẩn bị phương án làm sao để vừa đi làm, vừa tiếp tục phòng chống dịch bệnh.

Câu hỏi: Sự khác biệt giữa các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch Covid-19 giữa châu Âu và Trung Quốc là gì?

Ông Trương Văn Hồng: Virus ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia theo cùng một cách. Các chiến lược chống dịch trên toàn thế giới là giống nhau và đều là dựa vào khoa học. Kết quả chống dịch là khác nhau, tùy thuộc vào việc áp dụng các biện pháp có triệt để hay không. Ví dụ như mô hình Trung Quốc là áp dụng triệt để.

Điều cốt lõi của chiến lược phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh chính là tách nguồn lây nhiễm khỏi người khỏe mạnh, cụ thể của chiến lược này chính là “phát hiện” và “cách ly”, nghĩa là kiểm tra tất cả các bệnh nhân nghi ngờ và tìm ra tất cả các bệnh nhân bị nhiễm bệnh.

Tất cả các trường hợp có sự tiếp xúc/liên hệ với tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán dương tính đều được theo dõi chặt chẽ và cô lập cách ly. Nếu 2 điều này có thể được thực hiện 100% thì căn bệnh sẽ biến mất.

Vũ Hán sau đó đã làm như vậy.

Tôi được biết rằng từ tháng 1 đến tháng 3/2020, tỉ lệ số người được xét nghiệm ở Hoa Kỳ là 5 người trên 1 triệu người, trong khi ở Quảng Đông, Trung Quốc, con số này là hơn 2.800 người trên 1 triệu người (2.800/1.000.000). Hiện tại, các vấn đề ở châu Âu vẫn là không có khả năng xét nghiệm để phát hiện với năng lực mạnh như vậy.

Về lý do tại sao Trung Quốc yêu cầu người bệnh cách ly cô lập tập trung và châu Âu là cách ly tại nhà? Bản chất của hai phương pháp cách ly này là như nhau, nhưng đặc điểm của các gia đình châu Âu không đông đúc như các gia đình Trung Quốc, quan hệ và sinh hoạt chặt chẽ, gần gũi.

Hiện tại, (số liệu ca nhiễm) ở các quốc gia châu Âu và châu Mỹ chưa có sự suy giảm ca bệnh là bởi vì việc giãn khoảng cách xã hội hoàn toàn không làm được, không cách ly tất cả các bệnh nhân, cần làm được việc này là một vấn đề khó khăn.

(Theo Health)

Bài mới
Đọc nhiều