Giáo dân được linh mục can thiệp để miễn nghĩa vụ quân sự
Sáng nay, mạng xã hội xuất hiện đề nghị của một vị linh mục đề nghị miễn nghĩa vụ quân sự cho một giáo dân. Lý do được linh mục đưa ra khiến nhiều người ngạc nhiên: “thanh niên đảm nhận nhiều công việc quan trọng trong giáo xứ.”
Cụ thể, Ban chỉ huy quân sự huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã gửi lệnh khám sức khỏe, tham gia nghĩa vụ quân sự đối với anh Nguyễn Văn Hải (SN 1997), hiện đang là giáo dân thuộc giáo xứ Cẩm Trường, Giáo phận Vinh).
Bởi vì nhiệm vụ và trách nhiệm quá lớn lao và cao cả của anh Hải tại giáo xứ Cẩm Trường, linh mục giáo xứ Cẩm Trường là ông Phan Đình Giáo đã đưa ra đề nghị cho Ban chỉ huy quân sự không đi khám sức khỏe, miễn nghĩa vụ quân sự. Và theo linh mục Giáo, năm 2018, ông đã yêu cầu tương tự đối với trường hợp của anh Hải.
Hơn nữa, hành động “yêu cầu, đề nghị” của linh mục Giáo bị CĐM đánh giá là xem thường pháp luật, vi phạm vào quy định tại Luật nghĩa vụ quân sự của nhà nước.
Theo Luật nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13, lý do mà linh mục Giáo đưa ra để yêu cầu miễn nghĩa vụ quân sự với anh Hải không có trong các điều luật hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự theo luật hiện hành.
Vậy hành động của linh mục Giáo khiến mọi người không khỏi thắc mắc “Từ bao giờ, từ khi nào linh mục đã tự cho mình quyền hành, lập ra luật mới để giáo dân có thể hoãn, miễn nghĩa vụ vì có trách nhiệm với giáo xứ?”.
Ai cũng có quyền tôn thờ tôn giáo, nhưng nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn Tổ quốc lại là trọng trách cao cả của mỗi công dân cả nước đối với quê hương. Để được phục vụ trong quân ngũ, bảo vệ đất nước là nghĩa vụ vẻ vang của mọi công dân.
Vì thế lấy nhiệm vụ phục vụ giáo hội để trốn tránh nghĩa vụ phục vụ đất nước, liệu có đúng hay không?
Tại Thái Lan, Phật Giáo được coi là Quốc Giáo của đất nước Thái Lan, có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến tư tưởng, văn hóa và nếp sống của người dân nơi đây. Ấn Độ cũng là quốc gia được xem là cái nôi của các nền tôn giáo. Tuy nhiên, Thái Lan hay Ấn Độ đều không có bất kỳ sự ngoại lệ nào quy định sẽ hoãn, miễn nghĩa vụ cho phật tử.
Hay như Hàn Quốc, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được xem như giấy chứng nhận cho lòng yêu nước của mỗi công dân. Vì thế, hầu như 99% thanh niên Hàn Quốc đều dành một quãng thời gian tuổi trẻ của mình để thực hiện nghĩa vụ quân sự, bằng cả lòng tự hào.
Theo điều 5 của Luật nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13, trường hợp công dân được miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự.
Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với các đối tượng:
– Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ;
– Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng nề do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được UBND cấp xã xác nhận;
– Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
– Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
– Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn;
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn;
– Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang học đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Miễn nghĩa vụ quân sự đối với các đối tượng:
– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.