+
Aa
-
like
comment

Giám đốc DFC: “Việt Nam là hiện tượng kinh tế trong 20 năm qua”

09/10/2020 17:06

Gọi Việt Nam là “hiện tượng kinh tế”, Giám đốc điều hành DFC cho rằng, trong các quốc gia mới nổi, Việt Nam là ưu tiên đầu tư hàng đầu của doanh nghiệp Mỹ .

Tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ sáng 9/10, ông Adam Boehler, Giám đốc điều hành, cơ quan phát triển tài chính Hoa Kỳ (DFC) nhận xét, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đang mạnh mẽ hơn bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy, một số quốc gia láng giềng đang xem xét kỹ và học hỏi cách Việt Nam xây dựng, kết nối quan hệ với Mỹ.

Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ tổ chức sáng 9.10 tại Hà Nội. Ảnh: Vũ Long

Adam cho biết, công việc của ông tại DFC là đầu tư 60 triệu USD vào các quốc gia mới nổi mà Việt Nam được xem là ưu tiên hàng đầu. “Thị trường Việt Nam rất khả quan”, ông nói và nhấn mạnh, đất nước gần 100 triệu dân được xem là hiện tượng kinh tế trong 20 năm qua.

Theo ông, trước tiềm năng của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã bày tỏ mong muốn trở thành đối tác thương mại hoặc có những khoản đầu tư tại đây. Những lĩnh vực được các doanh nghiệp quan tâm bao gồm năng lượng, ngân hàng, giáo dục, sản xuất – chế biến thực phẩm…

Đại diện DFC cam kết sẽ ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển lâu dài.

Ông Adam Boehler (phải), Giám đốc điều hành, cơ quan phát triển tài chính Hoa Kỳ (DFC)

Đại sứ Mỹ Daniel J.Kritenbrink nhấn mạnh, Mỹ có lợi ích khi Việt Nam trở nên thịnh vượng, giàu mạnh. Sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại, Đại sứ Mỹ nhấn mạnh, tiềm năng phát triển, hợp tác giữa hai nước vẫn còn nhiều. Ông đặc biệt lưu ý đến các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, kinh tế số, chuỗi sản xuất và cung ứng.

Ông Adam Boehler (phải), Giám đốc điều hành, cơ quan phát triển tài chính Hoa Kỳ (DFC)

Dù vậy, ông Daniel cũng lưu ý đến vấn đề thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam. “Chúng tôi đang nỗ lực làm giảm thâm hụt thương mại giữa hai nước”, ông nói. Mặt khác, ông cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục cải thiện vấn đề tiền tệ nhằm khắc phục những quan ngại từ phía Mỹ. “Mỹ cũng hy vọng kết thúc điều tra thao túng tiền tệ của Việt Nam trong thời gian sớm nhất”, ông nói.

Đại sứ Mỹ Daniel J.Kritenbrink tại Hội nghị

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết, kim ngạch thương mại hai chiều Việt – Mỹ tăng 170 lần từ 1994 đến 2020. Tính đến tháng 60, Mỹ đăng ký đầu tư 9,3 tỷ USD, đứng thứ 11 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các thương hiệu như Citigroup, American Group, Intel, Coca Cola,…cũng có chỗ đứng vững vàng.

Ngược lại, Việt Nam đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 27 và là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Mỹ. Quốc gia này cũng đứng thứ 2 trong danh sách các nước, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam năm 2019, chiếm 18,4% vốn đầu tư trong năm 2019.

Phương Ánh

‘Việt Nam phải cạnh tranh thu hút FDI với các nước’

Đối tác của Apple, Microsoft sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam

‘Nhiều tập đoàn công nghệ tỷ USD đã tìm đến Việt Nam’

Bài mới
Đọc nhiều