+
Aa
-
like
comment

Vì sao Côn Đảo không làm điện gió, điện mặt trời?

Hải Anh - 24/03/2021 16:06
Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý chủ trương đưa điện từ đất liền ra Côn Đảo với 3km đường dây chạy trên bờ, 15km chạy trên biển cạn, 78km tuyến cáp ngầm xuyên biển, 4,5km đường dây 110kV đi trên đảo. Dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến 4.800 tỉ đồng. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, nhiều đối tượng đưa ra luận điệu xuyên tạc cho rằng Đảng và Nhà nước đang “lãng phí tiền của dân, dự án bất khả thi”…

Vừa qua, trang mạng Việt Tân đăng tải bài viết “Một đề nghị cho thủ tướng”, cũng như dẫn bài viết “Một dự án bất khả thi” của đối tượng Phạm Minh Vũ. Trong đó, Phạm Minh Vũ cố tình hướng lái dư luận rằng: “Đây là một dự án có thể nói là bất khả thi, bởi lẽ còn nhiều giải pháp khác thay thế và kinh phí quá khủng khiếp. Côn Đảo hiện khoảng 11.000 người sinh sống, ở vị trí địa lý quanh năm chỉ nắng và gió. Trong khi đất liền VN đang triển khai các dự án điện gió, năng lượng mặt trời (NLMT), vì chỉ gió và NLMT mới giải pháp lâu dài an toàn và hiệu quả nhất. Đất liền ráo riết làm như thế thì Chính phủ lại làm một dự tính không thể nào tốn kém hơn, 4800 tỷ cho việc kéo đường dây điện ra chưa kể chi phí duy tu bảo dưỡng hệ thống đường dây này”.

Thậm chí kẻ chuyên khua môi múa mép này còn xuyên tạc rằng Thủ tướng “không đọc báo cáo, phân tích dự án tiền khả thi hay không mà vội đồng ý cho phép làm”, “không có tầm nhìn chiến lược”. Nực cười thay cho một kẻ đầu óc rỗng tuếch, với cái “tầm nhìn” mà bàn tay chống phá của chính mình trước mặt còn chưa thấy, mà bày trò rêu rao về Chính phủ của một quốc gia…

Xin thưa, cái gật đầu đồng ý một dự án nối điện lớn như vậy là bao thời gian cân nhắc, khảo sát, nghe báo cáo phân tích, đánh giá, so sánh ưu nhược điểm của các phương án cấp điện cho Côn Đảo. Và trong các phương án, giải pháp dùng cáp ngầm kéo điện lưới từ Sóc Trăng ra đáp ứng được yêu cầu ổn định, lâu dài, đảm bảo quốc phòng – an ninh và giảm thiểu sự tác động đến môi trường, sinh thái của Côn Đảo. Đồng thời, các chuyên gia phải tính toán rất kỹ tính hết các phương án mới chọn cái tối ưu nhất để đề xuất trình lên Thủ Tướng.

Với thắc mắc của nhiều người tại sao Côn Đảo không làm điện gió hay mặt trời, nguyên do là Côn Đảo không có nhiều diện tích đất, chủ yếu là đất rừng của vườn quốc gia nên không thể lắp pin mặt trời cho đủ nguồn cung. Chưa kể, việc xử lý pin mặt trời khi hết hạn sử dụng sẽ gây nguy hại cho môi trường của Côn Đảo. Hơn nữa, khí hậu Côn Đảo không giống đất liền, nhiều mưa, trời nhiều mây, âm u, tất nhiên việc lắp điện mặt trời thì chi phí vừa cao lại không đạt hiệu suất, sẽ lãng phí. Chúng ta từng lắp điện gió Mặt Trời ở Trường Sa nhưng thời tiết khắc nghiệt nhất là gió bão và muối biển khiến tuổi thọ thiết bị chỉ vài năm là hư hỏng nặng.

Với điện gió, trước đây đã có nhà đầu tư đến từ Na Uy để tìm hiểu đầu tư dự án điện khí LNG tại Côn Đảo nhưng do không hiệu quả nên đã rút, và tỉnh thu cũng đã thu hồi chủ trương. Địa hình ở Côn Đảo đa số là đồi núi, việc lắp tuabin gió là không khả quan. Điện gió chỉ hiệu quả 30 đến 45% năng lượng, có nghĩa là 55 đến 70% năng lượng mà gió tạo ra sẽ bị lãng phí thành các năng lượng vô dụng khác (chủ yếu là nhiệt và tiếng ồn). Hơn nữa, đâu phải lúc nào cũng có gió, và đâu phải lúc nào gió cũng mạnh! Và chỉ một cái tuabin gió thì tốn đến hơn một tỷ đồng để vận hành và bảo trì mỗi năm, mà một dự án điện gió thì không biết là có đến bao nhiêu cái để bảo dưỡng? Chưa kể, chỉ một cơn bão thôi là nát cả dự án và trong thời kỳ biến đổi khí hậu, lượng bão sẽ ngày một gia tăng, và cứ 2 chục năm là phải làm lại dự án mới, lâu dài thì thử hỏi chi phí sẽ khủng khiếp ra sao?

Côn Đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ nằm giữa biển, cách TP Vũng Tàu 185 km. Huyện đảo có diện tích tự nhiên khoảng 76 km2, dân số hiện tại 10.500 người, được xác định có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế – xã hội lẫn quốc phòng – an ninh quốc gia. Chưa kể, hiện nay nhu cầu sử dụng điện ở đảo ngày càng tăng, dân số, lượng khách du lịch đều vượt quy hoạch. Trong khi đó nhu cầu du lịch thì luôn muốn có điện ổn định, đặc biệt là mùa cao điểm. Dù điện gió và điện mặt trời là năng lượng xanh, nhưng tính ổn định thấp, do đó vẫn phải kết hợp cùng với điện lưới thì tính ổn định mới cao cho du lịch, dịch vụ phát triển bền vững được.

Một góc Côn Đảo.
Một góc Côn Đảo.

Thiết nghĩ, những đối tượng chống phá như Việt Tân, Phạm Minh Vũ chỉ biết lợi dụng thắc mắc của người dân mà đặt điều cho chính quyền, chỉ lo suy tính làm sao để phá hoại, xuyên tạc chứ lo gì đến sự phát triển của đất nước. Quyết định của Thủ tướng đồng ý kéo điện lưới ra Côn Đảo để giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của huyện đảo, giúp phát triển kinh tế, đời sống người dân Côn Đảo, cũng như an ninh quốc phòng.

Hải Anh

*Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Bài mới
Đọc nhiều