+
Aa
-
like
comment

Giãi mã nguyên do Nga bất chấp “cả thế giới”, tuyên chiến với Ukraine

Bảo Trâm - 23/02/2022 10:15

Nhận cơn mưa trừng phạt từ phương Tây lên lĩnh vực tài chính, nhưng vì sao Nga vẫn bất chấp “tuyên chiến” với Ukraine. Thì ra, Nga đã có sự tính toán và chuẩn bị từ đầu, theo Guardian.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/2 đã ký sắc lệnh công nhận độc lập của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng, điều này cũng đánh dấu việc Nga gần như “tuyên chiến” với Ukraine.

Theo đó, với sắc lệnh trên, đây là lần đầu tiên Nga tuyên bố rằng họ không xem Donbass là một phần lãnh thổ của Ukraine. Điều đó có thể mở đường cho Moscow công khai gửi quân đội vào Donbass với lập luận là đồng minh giúp bảo vệ Donbass trước Ukraine.

Đồng thời, Nga có quyền xây dựng các căn cứ quân sự ở Donbass. Các bên cũng cam kết bảo vệ lẫn nhau và ký các thỏa thuận riêng biệt về hợp tác quân sự, công nhận biên giới của nhau.

Các nước phương Tây đã phản ứng nhanh chóng trước quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 21-2 về việc công nhận độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng ở miền Đông Ukraine, lên án Moscow và kêu gọi các biện pháp trừng phạt.

Mỹ, Anh, Đức, Nhật… đều đã công bố các biện pháp trừng phạt tài chính đối với các vùng lãnh thổ ly khai mới được Nga công nhận ở miền Đông Ukraine và cảnh báo sẽ sẵn sàng làm nhiều hơn nữa nếu cần thiết.

Tuy nhiên, cơ quan xếp hạng Nga ACRA ước tính rằng ngân hàng của nước này đã nhập khẩu ngoại tệ với giá trị 5 tỉ USD vào tháng 12/2021, nhiều hơn gần gấp đôi giá trị cùng kì năm trước đó là 2,65 tỉ USD. Động thái xảy ra trước các đe dọa Nga có thể phải chịu các lệnh trừng phạt từ Mỹ và các nước phương Tây, trang Guardian cho biết.

Như thời gian trước đây, đồng USD thường thống trị loại mặt hàng nhập khẩu này. Nhiều người Nga muốn sở hữu USD cùng với một số các loại tiền tệ khác như một hàng rào chống lại bất kỳ sự sụt giảm nào về giá trị của đồng Rúp hoặc để chống lại lạm phát do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt từ nước ngoài.

Giám đốc cấp cao tại ACRA Valery Piven nói với Reuters rằng, các tính toán dựa trên các báo cáo kỹ thuật mà các ngân hàng nộp cho ngân hàng trung ương Nga mỗi tháng cho thấy, nước này cũng nhập giá trị 2,1 tỷ USD ngoại tệ trong tháng 11.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng: “Chúng tôi biết thừa rằng Mỹ đang không ngừng nỗ lực soạn thảo các biện pháp trừng phạt mới.”

“Tỷ lệ tài sản ngoại hối và nợ phải trả do các ngân hàng nắm giữ được quy định bởi ngân hàng trung ương và hiện tại không gây ra mối lo ngại nào. Sự gia tăng giá trị nhập khẩu (ngoại hối) liên quan nhiều hơn đến nhu cầu tiền mặt có thể tăng đột biến,” ông Piven nói.

Ngân hàng Trung ương Nga từ chối bình luận, tuy nhiên các ngân hàng này thường xuyên nhập ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về USD hoặc EURO cần thiết dùng cho các chuyến du lịch nước ngoài của người dân hoặc trong các trường hợp bất khả kháng.

Bất chấp các lo ngại về một cuộc xung đột quân sự ở Ukraine, nhập khẩu ngoại hối trong tháng 12 vẫn ít hơn rất nhiều so với số tiền 18 tỷ USD đưa vào Nga hồi cuối năm 2014, khi giá trị đồng Rúp “rơi tự do” sau khi Moscow sáp nhập Crimea.

Dữ liệu của ngân hàng trung ương cho thấy, khoảng một nửa tổng tài sản và nợ nước ngoài của ngành ngân hàng Nga là đồng USD. Con số nay đã giảm từ khoảng 80% vào năm 2002 và 70% vào đầu năm 2014.

Các nguồn tin cho biết, để chuẩn bị cho các lệnh trừng phạt bằng đồng USD có thể xảy ra trong thời gian tới, các ngân hàng hàng đầu của Nga đã mở tài khoản giữa các bên, cho phép giao dịch USD trong nước, với điều kiện ít nhất 1 bên cho vay lớn không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt.

Tuần trước, Bộ tài chính Nga cho biết, họ đảm bảo tất cả các khoản nợ ngân hàng, kể cả bằng ngoại tệ, nếu các lệnh trừng phạt giáng xuống lĩnh vực tài chính, đồng thời cho biết, thị trường sẽ có thể gặp những biến động tạm thời.

Đặc biệt, theo dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Trung ương Nga (vào tháng 2/2022), Nga hiện nắm giữ lượng vàng dự trữ nhiều hơn so với USD. Đây là một lời cảnh báo đối với Mỹ rằng Nga sẵn sàng mạo hiểm phi đô la hóa nền kinh tế của mình.

Kể từ năm 2014, Nga đã giảm nắm giữ USD, thay vào đó tích lũy vàng và các loại tiền tệ không phải của Mỹ, đặc biệt là đồng Euro.

Tính đến ngày 28.1.2022, dự trữ ngoại hối của Nga đạt khoảng 634 tỉ USD, là mức dự trữ ngoại hối lớn thứ 4 thế giới. Trong số này, đồng Euro chiếm 33%, vàng chiếm 23%, USD chiếm 22%, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc chiếm khoảng 12%.

Dự trữ quốc tế của Nga đã đạt mức lịch sử. Nước này đang đầu tư vào các tài sản như vàng và ngoại tệ trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng bất ổn, với lạm phát tăng vọt sau đợt vay nợ toàn cầu.

Bảo Trâm (Theo Guardian)

Bài mới
Đọc nhiều