Giấc mơ Mỹ
Theo thông tin mới nhất, đối tượng Phạm Thanh Nghiên đã bị trục xuất khỏi Việt Nam và đã xin được định cư bên Mỹ. Vậy là ước mơ nước Mỹ của Nghiên đã hoàn thành nhưng cũng là lúc gần trăm hộ dân ở vườn rau Lộc Hưng bị bỏ rơi sau những ngày tin theo “lý tưởng đấu tranh” của Nghiên.
Phạm Thanh Nghiên sinh ngày 24/11/1977 tại Hải Phòng. Là con một gia đình có 7 anh chị em và bỏ học ngang giữa chừng từ năm 18 tuổi. Cũng giống Bùi Thanh Hiếu sau nhiều năm lăn lộn với đủ nghề mưu sinh trong xã hội, vì quá mệt mỏi với cơm áo gạo tiền, Nghiên cũng muốn được sung sướng, nghĩ mình không thể mãi bán hàng nước, dệt vải, công nhân lau dọn vệ sinh mãi được và thế là Nghiên cầm bút lên. Nhưng không học qua trường lớp nào thì biết viết gì, tất nhiên là viết “chống phá”. Bởi cái nghề “đấu tranh dân chủ” không cần trình độ chỉ cần tư tưởng.
Được đồng đội hà hơi bơm kích, Nghiên như con ngựa non háu đá, Nghiên viết, viết trong cái danh hão mà bấy lâu nay chưa từng được nhận và cả trong những đồng tiền từ các tổ chức nước ngoài thù địch, phản động, chống phá hòng gây áp lực ngoại giao với Việt Nam gửi về. Và sự ngông cuồng ấy đã phải trả giá bằng 4 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước được quy định tại điều 88 BLHS năm 1999.
Thường thì những đối tượng chống phá như Nghiên hay xem việc ngồi tù là một chiến tích và nó như là một bước đệm để có thể tiến đến mục tiêu xa hơn là giấc mơ nước Mỹ. Thậm chí, có rất nhiều đối tượng còn coi đó là một trong những giai đoạn và cố tình tình làm mọi cách chống phá để được vào tù. Mà thực tế thì cũng đúng như vậy, các trường hợp như Nguyễn Ngọc Như quỳnh (Mẹ Nấm), Trương Quốc Huy,… Chính vì thế, sau khi ra tù, Nghiên tiếp tục lợi dụng các vụ việc như vườn rau Lộc Hưng, vụ Đồng Tâm, vụ Đặng Ngọc Viết giết người hàng loạt, vụ Lê Anh Hùng… để xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc thực tế về “tự do, dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam để kích động người dân đối đầu với chính quyền, đồng thời kêu gọi quốc tế cô lập, cấm vận Việt Nam. Trong đó, đặc biệt nhất là vụ vườn rau Lộc Hưng. Không biết những người đã tin tưởng mù quáng theo Nghiên để chống đối chính quyền và từ chối đối thoại hòa giải rồi sẽ ra sao khi Nghiên đã yên vị bên Mỹ. Giờ tới cũng không được mà lui cũng không xong!
Bây giờ có lẽ Phạm Thanh Nghiên đang rất vui vẻ và hồ hởi bởi nhận được sự quan tâm của mấy trang mạng chống phá. Tuy nhiên, có lẽ rất nhanh thôi, Nghiên sẽ cảm thấy lạnh như cách mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang phải chịu sau những ngày được tung hô vang trời khi mới đặt chân đến Mỹ. “Nước Mỹ không vĩ đại như người ta tưởng” – đó là lời nói chua chát của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sau những tháng ngày dài chiêm nhiệm sống ở nơi có tượng Nữ Thần Tự Do.
Hay như Trần Thị Nga, đối tượng chống phá điên cuồng được trục xuất khỏi Việt Nam và được định cư ở Mỹ vào năm 2020. Và chỉ một năm sau, Nga phải chua chát thừa nhận, Mỹ là thiên đường của người này nhưng là địa ngục của người kia khi: “Thuê nhà không được vì chủ nhà đòi phải có Social; có nhà rồi thì không được sử dụng điện, gas, nước, Internet. Vì các công ty đó chỉ bán hàng cho những người có Social. Không được mua bảo hiểm y tế vì không có Social. Bị bệnh thì tự mà làm bác sĩ cho mình chứ không được đi làm tiền đâu mà trả viện phí. Được sống nhưng không được phép kiếm sống vì không có Social. Đi làm giấy tờ gì cũng không được vì không có Social. Mà Social lại đòi phải có giấy tờ, sống thì phải ăn, ăn mà không được đi làm kiếm ăn thì lấy gì để sống. Sống mà không có ăn, phải đi xin trợ cấp thì không được trợ cấp vì trợ cấp chỉ dành cho người có Social. Được đến Mỹ, đất nước tự do như bao người nói là có “phúc”, phải biết ơn người này, biết ơn kẻ kia. Kết quả là đến Mỹ 2 năm rồi cả gia đình già trẻ lớn bé sống cảnh không giấy tờ, sống chờ đợi trong vô vọng. Được quyền sống nhưng không được quyền kiếm sống. Không trợ cấp cũng chẳng có cái quyền gì ngoài quyền hít không khí để tồn tại”…
Việt Nam bỏ đi vài người chuyên bới móc chia rẽ dân tộc thì không tiếc. Nhưng nước Mỹ phải nuôi thêm một kẻ khác màu da, khác dòng máu, khác dân tộc nhưng không còn tác dụng thì tất nhiên họ áp lực. Làm gì ai muốn dung dưỡng một kẻ không còn giá trị. Âu đó cũng là cái giá mà Quỳnh, Nga và sau này Nghiên phải trả cho giấc mơ nước Mỹ của mình.
Và trong bối cảnh kẻ thì cứ nhăm nhăm ra đi ấy thì Mỹ đã cử 52 doanh nghiệp lớn nhất đến đàm phán, làm việc với Việt Nam, tòa nhà đại sứ đắt nhất hành tinh trị giá 1,2 tỷ USD cũng đã được khởi công xây dựng. Vậy để thấy, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Mỹ đang tốt đẹp thế nào.
Công Luân