+
Aa
-
like
comment

Giá vàng SJC tăng mạnh lên 54,2 triệu đồng

Hồng Anh - 23/07/2020 15:16

Mỗi lượng vàng miếng SJC bán ra hiện đã lên 54,2 triệu đồng, cao hơn giá mua vào 1,1 triệu đồng một lượng.

Giá vàng trong nước ngày 23/7 được các doanh nghiệp trong nước liên tục điều chỉnh theo hướng tăng mạnh. Mỗi bước chỉnh, giá tăng hàng trăm nghìn đồng. Lúc 14h30, mỗi lượng đã chính thức chạm mốc 54,2 triệu đồng – đỉnh cao nhất từ trước đến nay. Nếu so với đầu tuần, mỗi lượng vàng hiện tăng 3,5 triệu đồng.

Vàng thế giới tăng tiếp, giá trong nước đã vượt mốc 54 triệu đồng/lượng - Ảnh 1.
Giá vàng tăng như vũ bão, vượt 54 triệu đồng/lượng 

Trước đó, lúc 13h30, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI công bố giá bán vàng miếng tăng nửa triệu đồng so với buổi sáng, còn nếu so với chiều hôm qua, mức tăng lên đến 800.000 đồng. Chênh lệch giá giữa các địa phương cũng lên 400.000 đồng, khi tại Hà Nội giá vàng được bán ra 53,4 triệu đồng còn tại TP HCM là 53,8 triệu đồng. Một số thời điểm, giá được điều chỉnh lên đỉnh 53,85 triệu đồng.

Trong buổi sáng 23/7, các đơn vị kinh doanh vàng miếng cũng đã liên tục nâng giá vàng. Đầu ngày, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tăng vài trăm nghìn đồng mỗi lượng, yết giá bán ra 53,3 triệu đồng. Giá mua vào cũng tăng nhẹ và thấp hơn chiều bán 1 triệu đồng. Như vậy, chỉ trong ba ngày, mỗi lượng vàng miếng đã tăng hơn 2 triệu đồng.

Các loại vàng trọng lượng nhỏ như 5 chỉ, 2 chỉ và 5 phân được doanh nghiệp dẫn đầu thị phần vàng miếng này đẩy lên 53,33 triệu đồng một lượng.

Người dân chọn mua vàng tại một cửa hàng ở quận Bình Thạnh, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
Người dân chọn mua vàng tại một cửa hàng ở quận Bình Thạnh, TP HCM.  

Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) điều chỉnh giá tương tự như SJC, mua vào 52,3 triệu đồng và bán ra 53,3 triệu đồng. Trong khi đó, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI tăng đến 450.000 đồng mỗi lượng so với cuối phiên hôm qua, hiện mua vào 52,45 triệu đồng và bán ra 53,05 triệu đồng.

Trước diễn biến tăng nóng trên, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, gần đây, do giá thế giới đi lên mạnh nên giá trong nước tăng theo, còn thị trường không có biến động lớn, bất thường, nhu cầu về vàng không cao. Từ năm 2014 đến nay, nền kinh tế cũng không phải sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu vàng can thiệp thị trường.

Khảo sát của VnExpress trong ngày hôm qua 22/7, giao dịch tại Hà Nội cũng khá sôi động nhưng không đến mức xếp hàng rồng rắn mua bán vàng như những đợt sốt nóng trước. Còn ở TP HCM thì lượng người giao dịch vẫn trầm lắng dù giá liên tục nhảy vọt.

Đà tăng của giá vàng trong nước đã kéo dài hơn một tuần nhờ xung lực của thế giới. Mặc dù giá có điều chỉnh giảm nhẹ trong sáng nay, nhưng hiện vẫn giao dịch quanh mốc cao 1.865 USD một ounce (lúc 10h20, giờ Việt Nam). Quy đổi tiền Việt, mỗi lượng vàng quốc tế tương đương 52,4 triệu đồng, thấp hơn giá trong nước gần một triệu đồng.

Bà Rhona O’Connell, chuyên viên phân tích của StoneX cho rằng, vàng đã xây dựng nền tảng vững chắc trong quý II và thiết lập mặt bằng giá mới. Nửa cuối năm sẽ là giai đoạn tăng tốc để chạm ngưỡng cao hơn, gần nhất là 1.900 USD.

Theo ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công ty Vàng Việt Nam – VGB, diễn biến giá vàng trong nước hiện có nhiều điểm bất thường. Thứ nhất là giá vàng miếng SJC tăng khá nhanh và hiện cao hơn thế giới gần cả triệu đồng. Mặt khác, các doanh nghiệp vàng cũng sợ rủi ro nên đã nới rộng chênh lệch mua bán lên hơn một triệu đồng, trong khi mấy ngày trước chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng. Điều này đang đẩy “thiệt thòi” về phía người mua.

Do đó, ông Hải cho rằng, với diễn biến này không thích hợp với những người có ý định mua vàng nhỏ lẻ hoặc tích trữ vì rất rủi ro. Còn với nhà đầu tư lướt sóng có thể cân nhắc mua vào nhưng đòi hỏi phải là người thật am hiểu thị trường vàng thì mới nên tham gia.

Trái với đà hưng phấn của vàng, tỷ giá USD vẫn lặng sóng. Ngân hàng Vietcombank đang bán mỗi USD với giá 23.270 đồng, giảm nhẹ so với đầu tuần.

Bài mới
Đọc nhiều