Giá trị của EVFTA và EVIPA là cú tát mạnh mẽ vào những kẻ ưa xuyên tạc
Việc hai Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) được thông qua, đây là cú tát mạnh vào tư tưởng của những kẻ cơ hội chính trị bởi bấy lâu nay chúng vẫn tìm mọi cách trong đó có vấn đề nhân quyền để cản trở quá trình đàm phán hiệp định.
Sự kiện trọng đại
Nghị viện Châu Âu (EP) vào ngày 12/2/2020, chính thức phê chuẩn thông qua hai Hiệp định EVFTA và EVIPA được Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) ký kết hồi cuối tháng 6 năm 2019.
Kết quả thông qua của EP với số phiếu áp đảo, Hiệp định EVFTA nhận được 401 phiếu thuận, đạt tỉ lệ 63,33% (192 phiếu chống và 40 phiếu trắng). Hiệp định EVIPA được thông qua với tỉ lệ 407 phiếu ủng hộ, 188 phiếu chống và 53 phiếu trắng.
Trong tiến trình phê chuẩn 2 Hiệp định này, về thủ tục nội bộ của EU, sau khi được EP phê chuẩn, Hiệp định EVFTA cần được Hội đồng châu Âu phê duyệt để có hiệu lực. Về phía Việt Nam, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua, EVFTA sẽ ngay lập tức có hiệu lực. Còn Hiệp định EVIPA phải được sự phê chuẩn của cả EP và Nghị viện của tất cả 27 nước thành viên EU (sau khi Vương quốc Anh hoàn tất Brexit) mới có hiệu lực.
Như vậy, đây là kết quả quan trọng, thành công sau 7 năm đàm phán. Đây là các hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư có mức độ cam kết sâu rộng, toàn diện, bao quát các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và các vấn đề phát triển bền vững.
Phía EU mô tả Hiệp định vừa được EP phê chuẩn là một trong những thỏa thuận thương mại tham vọng nhất mà khối này đạt được với một nước đang phát triển. Theo đó, Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng khỏang một tháng, sau khi hai bên thông báo cho nhau việc hoàn tất các thủ tục pháp lý và khoảng 99% thuế hàng xuất khẩu của cả hai phía sẽ được cắt giảm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ vui mừng khi EP đã phê chuẩn hai Hiệp định với tỷ lệ phiếu thuận cao, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh: “Đây là một sự kiện trọng đại của năm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU. Người dân hai bên đều rất vui mừng về sự kiện quan trọng này”. Có thể nói, mối bang giao Việt Nam – EU cơ bản tích cực và không ngừng cải thiện, ngoài phương châm hợp tác “win-win”, Việt Nam còn nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ châu Âu thông qua các dự án viện trợ nhân đạo, công tác xã hội như giảm thiểu bệnh tật, di họa chiến tranh, ứng phó biến đổi khí hậu….
Trên một nền tảng tốt, không có lý do gì Việt Nam và các quốc gia trong khối EU cũng như châu Âu thắt chặt mối quan hệ, trước hết trong lĩnh vực kinh tế. Để một mặt, EU lấy đó làm cơ sở tiến về châu Á trong thế kỷ XXI, còn Việt Nam có cơ hội thực hiện chính sách đa phương hóa, tận dụng ngoại lực để thực hiện giác mơ hùng cường.
Với EVFTA và EVIPA – nó được coi là đòn bẩy cho tăng trưởng, mở ra cơ hội hợp tác lớn cho cả 2 bên. Nói như Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc thì “Nếu ví EVFTA là con đường cao tốc, thì những thể chế nội địa là những đường nội đô, nội thị, những đường gom… Tất cả những con đường này có thông thoáng, kỷ cương thì cỗ xe kinh tế Việt Nam mới có thể tăng tốc”.
Cú tát mạnh vào những kẻ cơ hội chính trị
Dĩ nhiên, những cơ hội lớn về mặt kinh tế là điều không phải bàn cãi và đây là cú tát mạnh mẽ vào tư tưởng của những kẻ cơ hội chính trị khi bấy l khi bấy lâu nay chúng vẫn tìm mọi cách trong đó có vấn đề nhân quyền để cản trở quá trình đàm phán hiệp định.
Các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lại gia tăng các hình thức chống phá, ngăn cản. Họ đệ trình, gửi các báo cáo, kiến nghị, yêu cầu đòi trì hoãn, hủy bỏ thông qua Hiệp định mà hai bên đã dày công xây dựng trong xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển hiện nay.
Chúng cho rằng đây là “cơ hội hành động” của các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền, xã hội dân sự. Các phần tử phản động, cơ hội chính trị đẩy mạnh các hoạt động cản trở, phá hoại bằng mọi hình thức, vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền, tăng cường các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ để xuyên tạc, bóp méo tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam.
Tiến sỹ Cao Đức Thái, chuyên gia nghiên cứu về quyền con người chia sẻ: “Lý do mà họ đưa ra để cản trở Hiệp định này là hoàn toàn không có căn cứ về mặt lý luận cũng như thực tế. Việc họ kêu gọi EU không thông qua Hiệp định EVFTA lấy cớ nhân quyền là sự xuyên tạc. Họ phủ nhận bản chất chế độ. Mục tiêu cuối cùng của họ là hạ thấp uy tín của Đảng cộng sản Việt Nam”.
Vấn đề ở chỗ, cả EVFTA và EVIPA khi chính thức được EP thông qua đã chứng minh được khá nhiều điều về mặt chính trị. Đó là, Việt Nam đã thực sự là những đối tác đáng tin cậy và có uy tín của một thực thể quan trọng như EU – cả ở lập pháp cũng như hành pháp trong quan hệ chiến lược mang tính đối tác toàn diện giữa Việt Nam và EU. Đó là, Việt Nam đã thực hiện tốt việc phổ cập các chính sách về quyền con người, thực hiện bảo vệ quyền con người hài hòa với các lĩnh vực khác.Trong khi đó, để đạt được EVFTA, cả EP, EU đều có những điều khoản khắt khe về nhân quyền, đòi hỏi Việt Nam phải đáp ứng. Tức là, các chủ trương chính sách của Việt Nam phù hợp với các công ước quốc tế, tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc.
Tại đối thoại Báo cáo Quốc gia về nhân quyền theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 3 của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc ngày 22/1/2019, Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, trong đó có quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đó là, nó minh chứng cho chủ trương của Đảng về chiến lược đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa mối quan hệ là hoàn toàn đúng đắn và mang lại những lợi ích vô cùng to lớn. Điều này đã đảm bảo lợi ích quốc gia trong tất cả các lĩnh vực đan xen lợi ích, đảm bảo mối quan hệ hợp tác bền vững và có tính chiến lược để đắp đóng góp chung cho hòa bình ổn định chứ không phải chỉ đơn thuần là kinh tế thương mại.
Điều vô cùng quan trọng mà chúng ta thấy vô cùng ấn tượng và có ý nghĩa, đó là cũng trong năm 2020, chúng ta đang chứng minh vị thế của mình thông qua việc là Thành viên không thường trực của Đại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và đồng thời là Chủ tịch của ASEAN. Việc bỏ phiếu thông qua hai hiệp định quan trọng này sẽ giúp cho Việt Nam phát huy mạnh mẽ hơn vị thế của mình trên trường quốc tế.
Như vậy, việc EP phê chuẩn EVFTA và EVIPA với số phiếu cao khiến những luận điệu xuyên tạc các Hiệp định này giờ đây trở nên lạc lõng và không khách quan, không phản ánh đúng các thành tựu về quyền con người mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được trong hơn 30 năm đổi mới và hội nhập. Điều này cũng chứng minh rằng bất cứ luận điệu nào của các thế lực thù địch không thể cản trở quá trình hội nhập của Việt Nam.
Sông Trà