+
Aa
-
like
comment

Giá thịt heo Việt Nam hiện nay đang cao gấp 5 lần ở Mỹ

Thành Nhân - 12/07/2020 11:37

Giá thịt heo Việt Nam đang quá cao do dịch bệnh, trong khi Mỹ chăn nuôi ổn định nên hiện giá thịt heo Việt Nam cao gấp 5 lần ở Mỹ.

Theo cập nhật của Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (TP HCM), chợ sỉ thịt heo lớn nhất TP HCM, từ đầu tháng 7 đến nay, giá sỉ thịt heo nạc tại chợ bình quân ở mức 130.000 đồng/kg, so với 10 ngày cuối tháng 6 đã giảm 5.000 đồng/kg. Do đây là giá sỉ tại chợ đầu mối nên khi người tiêu dùng mua ở các chợ dân sinh sẽ cao hơn từ 10.000 – 20.000 đồng/kg, tức 140.000 – 150.000 đồng/kg.

Giá thịt heo Việt Nam cao gấp 5 lần ở Mỹ - Ảnh 1.
Thịt heo Mỹ được chế biến giới thiệu đến người tiêu dùng TP HCM

Trong khi đó, các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố thông tin tham khảo định kỳ về thị trường nông sản tháng 6 cho hay, giá thịt heo nạc giao tháng 7-2020 tại Chicago (Mỹ) là 46,9 UScent/lb (tương đương 24.055 đồng/kg). Còn cập nhật của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngày 30-6, giá thịt heo nạc tại Chicago (Mỹ) giao kỳ hạn tháng 7-2020 giao dịch ở mức 45,18 UScent/lb (tương đương 23.195 đồng/kg), giảm 20,8% so với cuối tháng 5-2020 và giảm 37,8%  so với ngày 30-6-2019. Nguyên nhân của đợt sụt giảm này được cho là do Trung Quốc giảm nhập khẩu.

Như vậy, so về giá sỉ cùng mặt hàng thịt heo nạc thì giá thịt heo Việt Nam cao gấp 5 lần ở Mỹ trong khi thu nhập của người dân Việt Nam thì thấp hơn người dân Mỹ rất nhiều.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, người tiêu dùng mua thịt heo Mỹ có giá rẻ không nhiều so với thịt heo trong nước. Theo bảng chào giá của cửa hàng A.L (đường Lê Văn Sỹ, quận 3), giá bán lẻ nạc vai không xương Mỹ là 125.000 đồng/kg, ức sườn heo Mỹ là 126.000 đồng/kg.

Mỹ là nhà cung cấp thịt heo nằm trong top 5 cho thị trường Việt Nam trong các tháng đầu năm 2020. Theo các DN, giá thịt heo nhập khẩu chịu tác động mạnh bởi thị trường Trung Quốc. Từ đầu năm đến nay Trung Quốc có 2 đợt gom mmạnh thịt heo gồm đợt mua của các DN tư nhân và đợt mua dự trữ của chính phủ. Khi giá thịt heo tại Mỹ hạ nhiệt, các DN Việt Nam đang đẩy mạnh mua vào, dự kiến nguồn hàng này đến tháng 8 mới ra thị trường. Tuy giá thịt heo tại Mỹ đang rẻ hơn nhưng các DN phải đóng thuế nhập khẩu 15% nên tại Việt Nam, giá thịt heo Mỹ và Nga đang tương đương nhau do thuế nhập khẩu thịt heo từ Nga là 0%.

Ngành chăn nuôi heo Hoa Kỳ xem Việt Nam là thị trường tiêu thụ lớn với các sản phẩm thịt heo Hoa Kỳ

Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết chăn nuôi heo tại Mỹ rất phát triển, năng suất cao và thị trường ổn định. “Người Mỹ nuôi heo chỉ ao ước lời 10 USD/con mà hiếm khi đạt được, trong khi Việt Nam hiện nay nuôi heo lời cả 100 USD/con, gấp 10 lần. Giá thành chăn nuôi heo của Việt Nam cao do năng suất thấp, nguyên vật liệu đầu vào phần lớn phải nhập khẩu. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng khiến giá heo ở nước ngoài rẻ là do người dân tiêu thụ ít. Các chuỗi thức ăn nhanh là nơi tiêu thụ thịt rất nhiều nhưng không hề có thịt heo mà chỉ có thịt gà, bò, cá.” – ông Bình phân tích.

Theo các chuyên gia, trên thế giới thì châu Mỹ (Canada, Mỹ, Brasil) và châu Âu (Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha) là những đất nước có lợi thế về chăn nuôi heo với giá thành rẻ. Châu Á là khu vực có giá thành chăn nuôi cao nhất trên thế giới. Trong điều kiện bình thường, không có dịch bệnh thì giá heo Việt Nam chỉ rẻ hơn một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

Chi phí vận tải Bắc – Nam đắt gấp đôi Việt Nam sang Mỹ

“Hiện vận chuyển một container từ Việt Nam sang Mỹ chi phí hết khoảng 41 triệu đồng ($1,759), sang Nhật Bản hết 16 triệu đồng ($686). Thế nhưng nghịch lý là cũng container đó, vận chuyển từ Sài Gòn ra Hà Nội mất 80 triệu đồng ($3,433), nghĩa là gấp nhiều lần so với vận chuyển quốc tế. Tương tự, vận chuyển một container từ Cà Mau lên Sài Gòn mất 18 triệu đồng ($772).” Ông Lê Văn Quang, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tập Đoàn Minh Phú phát biểu tại hội nghị trực tuyến Cắt giảm chi phí Logistics, giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt ngày 9/7.

Các trạm Thu phí BOT đang mọc đầy khắp đất nước.

Cũng theo báo này, hiện chi phí chuẩn bị đang chiếm đến 29.5% trong sản xuất nông sản, nhất là những sản phẩm như rau quả. Trong 29.5% này, chi phí vận tải chiếm 60%.

Thêm một điển hình khác được đưa ra là 1 container từ Cảng Container quốc tế Việt Nam (VICT) ở quận 7, TP.HCM, chuyển đi Vũng Tàu chỉ 120 km nhưng tốn đến 5,2 triệu đồng. Riêng vé cầu, vé BOT 1,2 triệu đồng. Trong khi cũng container đó chuyển sang Singapore chỉ 1-2 triệu đồng. Và sang Thái Lan chỉ 5-10 USD/container.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng có lần phát biểu: “Chi phí vận chuyển một container từ cảng Hải Phòng về Hà Nội đắt gấp ba lần so với từ Hàn Quốc, Trung Quốc về Việt Nam.

Rất vô lý! Quá vô lý. Vô lý đến không thể chịu nổi.

Những ví dụ trên điển hình về sự vô lý, ở 3 thời điểm, đang cho thấy là việc giảm chi phí logistics ở Việt Nam đang như húc đầu vào đá, khi mà BOT chằng chịt thiên la địa võng. BOT kiểu thảm qua chút mặt nhựa chặn đường thu cả tuyến. BOT, ngay cả trên những đường độc đạo vốn là của Nhà nước, của người dân. Và BOT, thu cả đối với những phương tiện ngay cả khi không đi một mét đường BOT nào.

Thành Nhân

Bài mới
Đọc nhiều