+
Aa
-
like
comment

Giá quá rẻ, nhập gấp 80 vạn con lợn về giết thịt

12/06/2020 21:07

Giá lợn hơi Thái Lan chỉ khoảng 55.000 đồng/kg, rẻ hơn rất nhiều so với giá trong nước. Doanh nghiệp xin đang nhập gấp 80 vạn con lợn sống về giết mổ để tăng nguồn cung mặt hàng này trên thị trường.

Quyết định mới nhất của Bộ NN-PTNT, từ hôm nay (12/6) chính thức cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về Việt Nam để nuôi, giết mổ thương phẩm.

Ông Đàm Xuân Thành Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) khẳng định, việc cho nhập lợn sống từ Thái Lan về giết mổ thương phẩm sẽ tác động đến giá lợn hơi trong nước. Giá lợn hơi tại Thái Lan hiện chỉ 55.000-57.000 đồng/kg. Việc nhập khẩu lợn sống với số lượng lớn từ Thái Lan sẽ giúp giá mặt hàng này hạ nhiệt.

Theo ghi nhận của PV, mặc dù giá lợn hơi trong nước gần đây đã hạ nhiệt, xuống 90.000-94.000 đồng/kg, hay tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên còn dưới mốc 90.000 đồng/kg. Song, so với giá lợn hơi tại Thái Lan (55.000 đồng/kg) thì giá lợn hơi trong nước vẫn quá đắt đỏ.

Giá quá rẻ, nhập gấp 80 vạn con lợn về giết thịt
Doanh nghiệp xin nhập 80 vạn con lợn sống từ Thái Lan về để giết mổ thương phẩm

Để nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan, ông Nguyễn Văn Trọng Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, doanh nghiệp tự do đăng đăng ký theo nhu cầu chứ không giới hạn bằng hạn ngạch.

Theo ông Trọng, hiện rất nhiều doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu lợn, trên tinh thần càng nhập sớm càng tốt. Tính đến ngày 11/6, các doanh nghiệp đã đăng ký nhập khẩu 80 vạn con lợn sống từ Thái Lan.

Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cũng cho hay cơ quan hai nước đã thoả thuận được mẫu chứng nhận kiểm dịch.

Theo đó, quy định nhập khẩu lợn sống về Việt Nam cũng rất nghiêm ngặt. Lợn được phép xuất khẩu về Việt Nam phải nằm trong vùng bán kính 10km không có dịch bệnh trong 12 tháng; lợn không được tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nơi xuất hàng, không có biểu hiện bệnh vào ngày xuất khẩu.

Ngoài ra, lợn sống nhập về Việt Nam còn phải đáp ứng các điều kiện thức ăn chăn nuôi không có chất cấm, tiêm phòng đầy đủ các loại dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh,… Đặc biệt, phải được lấy mẫu xét nghiệm không quá 30 ngày và âm tính với dịch tả lợn châu Phi.

Doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống phải có xe vận chuyển lợn chuyên dụng, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và phúc lợi động vật, đồng thời phải có cơ sở nuôi cách ly kiểm dịch đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Cơ quan Thú y sẽ tổ chức thực hiện cách ly kiểm dịch, lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định.

Đối với lợn thương phẩm, đến thời kỳ giết mổ sẽ cách ly, thực hiện xét nghiệm Dịch tả lợn châu Phi, nếu trong 5 ngày không phát hiện dương tính sẽ được đưa đi giết mổ.

Theo số liệu từ Bộ NN-PTNT, 5 tháng đầu năm, nước ta đã nhập khẩu khoảng 70.000 tấn thịt lợn, tăng 300% so với cùng kỳ năm 2019. Việc chính thức cho nhập khẩu lợn sống về giết mổ thương phẩm của Bộ NN-PTNT được cho là một trong những biện pháp nhằm tăng nguồn cung, giúp thịt lợn trong nước hạ nhiệt.

Tâm An/VNN

Bài mới
Đọc nhiều