+
Aa
-
like
comment

Giá lương thực, thực phẩm Mỹ tăng mạnh kỷ lục kể từ năm 2008

Bảo Trâm - 13/07/2021 10:34

Bộ Lao động Mỹ đã công bố báo cáo cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 0.8% so với tháng 3, đồng thời tăng 4.2% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng mạnh nhất của CPI nước này kể từ năm 2008.

Chỉ số này vượt qua mọi dự báo trước đó và thúc đẩy cuộc bàn luận về áp lực lạm phát và thời điểm Fed nâng lãi suất trở lại. Mức lạm phát vượt xa dự
báo trước đó của giới phân tích là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế tiếp tục hồi phục nhanh sau giai đoạn suy thoái vì đại dịch Covid-19.

Khi thế giới bắt đầu dần hồi phục sau những ảnh hưởng khủng khiếp của đại dịch Covid-19, giá lương thực, thực phẩm từ đó cũng tăng cao đột biến.

Biểu đồ giá lương thực tăng mạnh trong năm 2021

Từ việc tăng nguyên liệu đầu vào cho đến chi phí chuỗi cung ứng tăng vọt, đến việc các nhà bán lẻ áp dụng các hình phạt đối với các nhà sản xuất thực phẩm; sự vội vã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đang khiến các kệ hàng trống trơn như ở giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19.

Nền kinh tế của nửa cuối năm 2021 sắp trở nên hỗn loạn nghiêm trọng đối với tất cả mọi người trong ngành kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, và các doanh nghiệp khởi nghiệp và mở rộng quy mô, bất chấp tất cả những sự phô trương ăn mừng việc “tái mở cửa” đang diễn ra trong những ngày này.

Vào tháng 3, Cục Thống kê Lao động Mỹ báo cáo rằng Chỉ số CPI đối với thực phẩm trong năm 2020, tăng trung bình 3,3% đối với thực phẩm chế biến tại nhà và 3,9% đối với thực phẩm mua ở nhà. Báo cáo chỉ ra rằng thực phẩm tiếp tục xu hướng leo thang và ít nhất là đối với phân khúc thực phẩm mua xa nhà, đặc biệt là tại các nhà hàng phục vụ hạn chế (ví dụ như đồ ăn nhanh) đã tăng đáng kể 6,5% – mức tăng lớn nhất trong 10 năm!

Báo cáo tháng 4/2021 lại chỉ ra rằng giá tiêu dùng đã tăng lên 4,2% trong năm, tăng từ 2,6% trong tháng 3 – mức tăng lớn nhất kể từ năm 2008. Xu hướng tăng giá thực phẩm tiếp tục, ở mức 2,4% so với cùng tháng một năm trước. Các bữa ăn xa nhà (nhà hàng và các cửa hàng khác) tiếp tục tăng, tăng 3,8% trong tháng 4.

Theo các chuyên gia, việc tăng giá không phải là điều bất ngờ, bởi thực trạng nhu cầu đang áp đảo nguồn cung.

Ngoài ra, trên thế giới cũng ghi nhận chỉ số giá lương thực của FAO đã thay đổi giá cả các mặt hàng thực phẩm thông thường, trong đó đường là mặt hàng có mức tăng giá cao nhất.

Giá lương thực thế giới trong tháng 4/2021 đã tăng tháng thứ 11 liên liếp, lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2014.

Báo cáo công bố ngày 12/05 cũng cho thấy cái nhìn sâu hơn về áp lực giá ngày càng tăng ở nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Tiền lương có tín hiệu đi lên, thách thức về chuỗi cung ứng đang kéo dài thời gian giao hàng và đẩy giá nguyên vật liệu tăng cao.

Dù phải đối mặt với giá đầu vào cao hơn, nhưng các nhà sản xuất tự tin chuyển một phần chi phí tăng lên vào giá bán vì nhu cầu hiện đang cao. Tuy nhiên, nếu kéo dài, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng có thể dẫn tới khả năng CPI tăng mạnh.

Bảo Trâm (Theo Forbes, Bloomberg)

Bài mới
Đọc nhiều