+
Aa
-
like
comment

“Gia đình tên lửa SAM”: Kế hoạch bắn hạ F-35, F-22 Mỹ của Nga

27/10/2019 22:47

Hệ thống phòng không “gia đình tên lửa SAM” của Nga gồm các thành viên: S-25, S-75, S-200, S-300, S-400, S-500 và S-600.

"Gia đình tên lửa SAM": Kế hoạch bắn hạ F-35, F-22 Mỹ của Nga
“Gia đình tên lửa SAM”: Kế hoạch bắn hạ F-35, F-22 Mỹ của Nga

Nga đã thừa hưởng một lượng lớn tên lửa đất đối không từ Liên Xô và đã cải thiện đáng kể các thiết kế từ thời Liên Xô. Đây là danh sách những thành viên đáng chú ý nhất trong “gia đình S”.

S-25

Thành viên đầu tiên trong “gia đình S” là hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) dẫn đường S-25 Berkut, được Liên Xô triển khai trong suốt 27 năm từ năm 1955 tới 1987.

Hệ thống S-25 được phát triển dựa trên nghiên cứu được Liên Xô tiến hành sử dụng hệ thống đất đối không tịch thu được từ Đức Quốc xã sau Thế chế II. S-25 có tầm bắn khá hạn chế và ban đầu chỉ được triển khai xung quanh Moscow.

Gia đình tên lửa SAM: Kế hoạch bắn hạ F-35, F-22 Mỹ của Nga - Ảnh 1.
Hệ thống S-75. Ảnh: CSEF

Các biến thể tên lửa SAM mà Liên Xô phát triển sau S-25 dần dần được cải thiện bằng cách tăng phạm vi hoạt động, tốc độ và tính cơ động thông qua thay thế các bệ phóng di động, các biến thể phóng từ chiến hạm được hoán cải.

Phiên bản cải tiến sau này là S-75, đi vào hoạt động năm 1957 và lần đầu lập chiến công bắn hạ một máy bay địch năm 1959.

Một năm sau, tức 1960, S-75 bắn rơi máy bay trinh sát U-2 của phi công người Mỹ Francis Gary Power và hạ gục một chiếc U-2 khác ở Cuba trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba hai năm sau đó.

S-200

Đến năm 2014, hệ thống phòng không S-200 và các biến thể của S-200 không còn biên chế trong quân đội Nga, dù nhiều nước ở Trung Đông vẫn triển khai S-200 cũng như các biến thể của S-200.

Gia đình tên lửa SAM: Kế hoạch bắn hạ F-35, F-22 Mỹ của Nga - Ảnh 3.
Hệ thống S-200. Ảnh: Army Recognition

 

Năm 2018, máy bay tình báo của Nga bị bắn rơi trên không phận Syria bởi một khẩu đội tên lửa đất đối không của Syria trong lúc lực lượng Syria cố bắn chiếc tiêm kích F-16 của Israel đang thực hiện nhiệm vụ ném bom.

Triều Tiên vẫn còn duy trì một lượng lớn S-200.

S-300

Trong giai đoạn 1978-1989, những hệ thống S-300 đầu tiên được Liên Xô đưa vào hoạt động. Những tổ hợp tên lửa đất đối không này là một bước tiến vượt bậc trong công nghệ phòng không và chống tên lửa.

Tận dụng những cải tiến mới trong chế tạo tên lửa, dòng S-300 có phạm vi bảo vệ rộng hơn so với các thế hệ tên lửa đất đối không trước đây của Liên Xô.

Bên cạnh tốc độ nhanh hơn và tầm bắn rộng hơn, một trong những mục tiêu khác mà Liên Xô nhắm tới là tăng cường đáng kể độ tin cậy. Điều này đạt được nhờ cắt giảm kích thước bề mặt điều khiển tên lửa, cho phép chúng được bọc kín và bảo vệ trong các thùng phóng.

Gia đình tên lửa SAM: Kế hoạch bắn hạ F-35, F-22 Mỹ của Nga - Ảnh 4.
Hệ thống S-300. Ảnh: Hurriyet Daily News

Các thế hệ tên lửa đất đối không trước đây cũng được đặt trên các bệ phóng di động nhưng không được bao bọc, làm giảm độ bền của chúng khi tác chiến bên ngoài, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết cực đoan phổ biến ở nhiều vùng của Liên Xô.

Những container kín này được niêm phong tại nhà máy trong quá trình sản xuất và không bao giờ mở cho đến khi tên lửa được phóng. Điều này giúp bảo vệ các tên lửa, tăng độ bền và kéo dài tuổi thọ có thể phục vụ.

S-400

Hệ thống S-400 là thành viên đầu tiên trong “gia đình S” mà Liên bang Nga bắt đầu thử nghiệm và triển khai trong thời hậu Liên Xô. Ngoài việc tăng tầm bắn và độ bền, S-400 còn sở hữu radar đã được cải tiến để nhắm vào các máy bay tàng hình.

Gia đình tên lửa SAM: Kế hoạch bắn hạ F-35, F-22 Mỹ của Nga - Ảnh 5.
Khách tham quan nói chuyện trước hệ thống phòng không S-400 tại Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế Army 2019 ở Moscow, Nga. Ảnh: EPA/EFE

 

Nga tuyên bố rằng hệ thống liên lạc kết nối giữa tên lửa và trung tâm chỉ huy là không thể phá vỡ, một phần bởi vì chúng sử dụng hệ thống liên lạc nhảy tần tự động, trong đó tên lửa và trung tâm chỉ huy nhanh chóng chuyển đổi tần số vô tuyến đồng thời.

S-500

Tháng 5-2018, Nga được cho đã tiến hành cuộc thử nghiệm hệ thống S-500 phá kỷ lục thế giới. Trong đó, hệ thống S-500 đã bắn hạ mục tiêu trên không cách địa điểm phóng 481 km.

Gia đình tên lửa SAM: Kế hoạch bắn hạ F-35, F-22 Mỹ của Nga - Ảnh 6.
Đầu tháng 10 xuất hiện thông tin Nga thử nghiệm hệ thống S-500 ở Syria. Ảnh: Fars News

 

Đến nay các thông số kỹ thuật và các tính năng khác của S-500 vẫn được phía Nga giấu kín. Về cơ bản, hệ thống S-500 được cho có khả năng hạ gục mục tiêu di chuyển với tốc độ siêu âm Mach 5, các vệ tinh có quỹ đạo thấp và sẽ có khả năng tương tự như Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.

Máy bay ném bom B-1B tái xuất, Mỹ tập kích ồ ạt vào Syria rồi mới rút: Kịch hay bất ngờ? Ấn Độ tuyên bố mua lô MiG-29 từ Nga với giá “vứt sọt rác”: Tranh cãi kịch liệt Tàu hộ vệ Hàn Quốc mà Việt Nam vừa nhận có thể lắp tên lửa “sát thủ”: Mạnh hơn gấp bội?

S-600

Có rất ít thông tin về hệ thống tên lửa phòng không S-600 của Nga được tiết lộ. Hệ thống S-400 sẽ là sự phát triển mới nhất của “gia đình S”.

Dựa trên nhu cầu hiện tại và các thế hệ “gia đình S” trước đó như S-400 và S-500, hệ thống S-600 được đánh giá sẽ tăng cường khả năng chống lại các mục tiêu tàng hình, đặc biệt được xác định trở thành khắc tinh của các mẫu tiêm kích F-35 và F-22 của Mỹ, mà Nga có thể sẽ đối mặt trong trường hợp xung đột quân sự với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Bên cạnh đó, S-600 cũng hứa hẹn tăng sát thương, rút ngắn thời gian nhắm mục tiêu và đáp trả. Tuy nhiên, điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào loại và chất lượng của radar sẽ được Nga sử dụng.

Dù vậy, tờ National Interest nhận định một khi S-600 được đưa vào thực địa sẽ đặt ra thách thức ghê gớm đối với các nước NATO.

Thiên Thanh/Soha News

Bài mới
Đọc nhiều