+
Aa
-
like
comment

GDP gấp 10 lần Việt Nam, nhưng tại sao Ấn Độ vẫn nghèo hơn Việt Nam?

Bảo Trâm - 14/08/2022 09:42

Trang Indian Express vừa có bài viết nói lên thực trạng đáng báo động ở Ấn Độ: dân đông, GDP cao ngất nhưng người dân lại vô cùng “nghèo khổ”.  Trong bài viết cũng so sánh rõ, mặc dù Ấn Độ có GDP gấp 10 lần Việt Nam, nhưng người dân Ấn Độ lại nghèo hơn người Việt Nam rất nhiều. 

GDP cao nhưng người dân Ấn Độ vẫn chịu cảnh nghèo đói

Theo Indian Express, với diện tích gấp 10 và dân số gấp 13 lần Việt Nam, việc Ấn Độ giàu có hơn Việt Nam không còn gì đáng bàn cãi.

Năm 2020, Ấn Độ là có quy mô nền kinh tế xếp thứ 6 toàn thế giới với giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 2,66 nghìn tỷ USD. Còn năm 2020, GDP Việt Nam chỉ bằng 1/10 con số đó, ở mức 271 tỷ USD.

Tuy nhiên, khi nhìn vào thu nhập bình quân đầu người của nhân dân hai nước, ta lại thấy rõ người Việt đã giàu có hơn người Ấn Độ kể từ cả thập kỷ nay.

Theo đó, từ năm 2011, nhờ nội lực kinh tế mạnh mẽ, GDP bình quân đầu người của Việt Nam bắt đầu vượt qua Ấn Độ, ở mức 1.525 USD. Trong khi vào năm 2011, con số này của Ấn Độ là 1.458 USD.

Đến năm 2020, người dân Việt Nam đã bỏ xa người Ấn Độ về thu nhập bình quân. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 ghi nhận ở mức 2.785 USD còn Ấn Độ dừng lại ở mức 1.927 USD.

Trước đây, Ấn Độ còn là quốc gia có nhiều người nghèo nhất thế giới

Vậy là, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã gần gấp rưỡi thu nhập bình quân của Ấn Độ theo số liệu năm 2020.

Giải thích cho sự “tréo ngoe” này, giới chuyên gia nhận định đó là do Ấn Độ có dân số quá đông ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người. Dân số Ấn Độ là 1,3 tỷ người, gấp rưỡi dân số Việt Nam là 97 triệu người (số liệu năm 2020).

Hơn nữa, tuy diện tích Việt Nam tuy nhỏ hơn nhiều so Ấn Độ nhưng trình độ kỹ thuật, cơ sở máy móc phát triển với tốc độ cao hơn Ấn trong thập kỷ qua.

Điều đó dẫn đến tăng trưởng GDP và GDP theo đầu người của Việt Nam đều nhỉnh hơn Ấn Độ trong giai đoạn 2017-2020. Năm 2019, tăng trưởng GDP hàng năm của Ấn Độ là 2,9% còn Việt Nam là khoảng 6%.

Đến năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, tăng trưởng GDP Ấn Độ hạ xuống mức thấp nhất trong lịch sử còn -8%. Trong khi Việt Nam dù cao hơn Ấn Độ nhưng cũng chỉ tăng trưởng 1,9%.

Kể từ năm 2017, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cũng bắt đầu vượt Ấn Độ ở mức 6,8% còn Ấn Độ là 6,7%. Trong các năm tiếp theo, tăng trưởng GDP theo đầu người của Việt Nam tiếp tục bỏ xa Ấn Độ hơn. Đến năm 2020, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Ấn là -7% còn Việt Nam ở mức 2,9%.

Là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới với GDP đạt 2,66 nghìn tỷ USD (năm 2020), nhưng Ấn Độ vẫn được xem là nước nghèo

Hơn nữa, có tới gần 69% dân số Ấn Độ (gần 950 triệu người) thu nhập dưới 2$/ngày (khoảng 47k VND), trong đó có tới hơn 400 triệu người Ấn có mức thu nhập dưới 1,25$/ngày tức là chỉ khoảng 30 nghìn đồng. Chính vì vậy, nhìn chung Ấn Độ vẫn được đánh giá là một quốc gia nghèo.

Hơn nữa, Có tới 2/3 nhà tuyển dụng ở Ấn Độ nói rằng họ không tuyển được công nhân viên đủ trình độ yêu cầu, mặc dù dân số nước này gần 1,4 tỷ người nhưng giáo dục vẫn đang là thách thức và gánh nặng đối với chính quyền. Hơn 50% phụ nữ ở Ấn Độ mù chữ, điều này càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giới.

Trong năm ngoái, nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau đại dịch Các hoạt động kinh tế của Ấn Độ hiện nay đã trở lại bình thường. Trong cả năm tài chính 2021-2022 (tháng 4 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022), tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Ấn Độ được dự báo là 8,2%. Nền kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tài khóa 2022-2023, với tốc độ là 6,7%.

Đối với Việt Nam, nền kinh tế năm 2021 đã chậm lại do hứng chịu từ nhiều đại dịch lớn. Tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam 2021 được dự đoán ở mức 2,58%. Tuy nhiên đến năm 2022, dự báo của các tổ chức quốc tế uy tín đều đánh giá Việt Nam có khả năng phục hồi trở lại cao.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 sẽ trở lại mức 6% đến 6,5% trong bối cảnh dịch bệnh dần được kiểm soát. Đặc biệt là khi tỷ lệ tiêm chủng ở Việt Nam được phủ rộng và biến chủng mới Omicron không gây ra nhiều thiệt hại đối với nền kinh tế.

Bảo Trâm (Theo Indian Express)

Bài mới
Đọc nhiều