Gasworld: Việt Nam giành vị thế điểm nóng mới nổi về khí công nghiệp
Mới đây trên trang Gasworld đăng bài viết “Vietnam vying for emerging hotspot status” của tác Rob Cockerill là Tổng biên tập quản lý toàn cầu của Tạp chí Gasworld phân tích về tăng trưởng thị trường khí công nghiệp của Việt Nam. Dưới đây là nội dung bài viết này do nhóm Cánh Cò lược dịch.
Khi Gasworld chuẩn bị tổ chức sự kiện trực tuyến đầu tiên vào tuần tới, tập trung vào các thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, chúng tôi sẽ hướng đến một thị trường tương lai chắc chắn nhất trong suy nghĩ của mọi người khi nói đến khu vực đầy phát triển này – đó là Việt Nam.
Việt Nam đã có mặt trên bản đồ hệ thống khí công nghiệp của thế giới từ nhiều năm nay, đặc biệt là các khoản đầu tư vào nước này trong thập kỷ qua.
Tập đoàn khí công nghiệp Messer (CHLB Đức) là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Việt Nam và đã đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực sản xuất mới trong nước hơn 10 năm qua (hoạt động từ 1997 đến nay) và trước đó đã được trao hợp đồng xây dựng và vận hành hai nhà máy tách và hóa lỏng khí (ASU) lớn ở miền Trung Việt Nam sản xuất Oxy, Nitơ và Argon cho nhà sản xuất thép lớn nhất cả nước là Hòa Phát tại KLH Sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng đầu tư vào quốc gia này.
Các nhà sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Singapore đang tích cực tiến vào Việt Nam, và hoạt động sản xuất mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sắt thép, xăng dầu, phân bón và các lĩnh vực quan trọng khác. Cộng đồng khí công nghiệp quốc tế cũng đang tiến vào thị trường Việt Nam.
Vị thế của Việt Nam là một trong những thị trường khí đốt hấp dẫn nhất trong khu vực, được nâng cao trong năm nay với khả năng phục hồi kinh tế rõ ràng khi đối mặt với đại dịch Covid-19.
Việt Nam được cho là đã thành công trong việc giảm thiểu thiệt hại kinh tế từ Covid-19 và theo các số liệu và phân tích từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào đầu tháng 11, nền kinh tế của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng 2,4% trong năm nay – quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn đang trên đà phát triển năm 2020.
Đơn vị Gasworld Business Intelligence gần đây đã hoàn thành tài liệu cập nhật thực trạng mới nhất về ngành kinh doanh khí Việt Nam cho những ai đăng ký nhận thông tin phân tích chuyên sâu, bao gồm các mô hình dự báo năm 2021 và tài liệu về sự gia tăng đáng kể khí công nghiệp trong thập kỷ qua ở Việt Nam, khi chứng kiến ngành này đạt được mức tăng trưởng thậm chí cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Điều này nhấn mạnh sự phù hợp của nền kinh tế Việt Nam không chỉ phát triển theo chiều rộng mà còn phát triển theo chiều sâu.
Kể từ những năm 1980, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi nhanh chóng từ một thị trường kế hoạch hóa tập trung hoạt động kém hiệu quả sang một thực thể năng động, định hướng xuất khẩu, hiện đại hóa nhanh chóng.
Trong suốt một thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng tốt, với tốc độ tăng trưởng GDP không năm nào dưới 6%. Sản xuất công nghiệp (được đo lường bởi IPI) cũng đã tăng trưởng tốt trong thập kỷ qua.
Trong bối cảnh đó, thị trường khí công nghiệp thương mại tại Việt Nam ước tính đạt doanh thu 233 triệu USD vào năm 2019 (tăng từ 142 triệu USD năm 2009) – cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 5% trong thập kỷ. Đó là kinh doanh khí, giống như nhiều lĩnh vực khác, vẫn còn phân tán và có một số lượng lớn các đối thủ cạnh tranh khác ảnh hưởng đến thị trường – gồm một số doanh nghiệp nhà nước, một số doanh nghiệp tư nhân Việt Nam và một số doanh nghiệp là công ty con của các tập đoàn quốc tế lớn.
Các công ty cấp một như Messer, Taiyo Nippon Sanso, Air Liquide và Linde đều có hoạt động tại đây với thị phần dao động từ 6% (Linde plc) đến 39% (Messer), đó là thành công mà các công ty này đã đạt được. Việc thành lập một doanh nghiệp mới ở Việt Nam là điều thú vị nhất.
Ngày càng có nhiều hợp đồng cung ứng được ký kết, với số lượng khách hàng ngày càng mở rộng trong các ngành công nghiệp thép, điện tử và kính nổi. Riêng thép là một trong những thị trường tiêu dùng đầu cuối lớn nhất, nhưng cấu trúc này vẫn còn tương đối phân mảnh. Tin rằng đây là một thị trường vẫn đang phát triển theo chiều sâu và đa dạng.
Mặc dù thị trường khí đã có sự tăng trưởng đáng kể về mức độ sử dụng khí trong thập kỷ qua, với việc Việt Nam đang giành vị thế là một điểm nóng mới nổi quan trọng trong khu vực và là một điểm mạnh tại đây, nhưng điều tốt nhất được cho là vẫn chưa đến.
Dự báo thị trường khí đốt
Trong nửa đầu năm 2020, Gasworld Business Intelligence cho rằng, nhu cầu mạnh mẽ đối với các sản phẩm điện tử gia dụng đã thúc đẩy sản xuất điện tử tại Việt Nam. Điện thoại và phụ tùng, và các mặt hàng điện tử nói chung vẫn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Do đó, các mặt hàng điện tử cũng như oxy y tế chăm sóc sức khỏe, tương ứng sẽ vẫn là động lực chính của thị trường khí đốt của năm 2020 (dự kiến tăng trưởng 5% và 12% hàng năm).
Tốc độ này khá chậm do các thị trường cốt lõi khác trong nước có sự suy giảm vì đại dịch. Sản xuất dự kiến sẽ bị kìm hãm trong năm nay do xuất khẩu yếu hơn, khả năng di chuyển bị hạn chế và nhu cầu trong nước giảm do thu nhập và mất việc làm – mặc dù người ta cho rằng tốc độ này sẽ tăng trở lại vào năm 2021.
Luyện kim và hóa chất/hóa dầu, hai lĩnh vực khác của thị trường bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch toàn cầu, dự kiến sẽ còn phục hồi, đạt mức tăng trưởng 6-7% trong năm 2022-2023.
Doanh thu lĩnh vực thực phẩm cũng có thể giảm 3-4% vào năm 2020 do những hạn chế đối với hoạt động của các nhà hàng và quán bar và thị trường du lịch sụp đổ; một lần nữa, tăng trưởng trở lại khoảng 3-7% được dự báo cho giai đoạn 2021-2022.
Các mô hình dự báo của thế giới về Gas dự đoán, thị trường khí Việt Nam có thể bị thu hẹp nhẹ vào năm 2020 tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đại dịch đối với các ngành công nghiệp và nền kinh tế của đất nước nói chung. Nhưng với sự hồi sinh mạnh mẽ vào năm 2021 và sau đó khi thị trường tiếp tục hoạt động trở lại quỹ đạo trong dài hạn, được thúc đẩy bởi nhu cầu cao về khí trong ngành điện tử và luyện kim.
Tăng trưởng trung bình của thị trường trong giai đoạn 2020-2025 dự kiến sẽ nằm trong khoảng 5% đến 8% mỗi năm (p.a.). Nếu thành hiện thực, điều này sẽ chứng kiến thị trường khí công nghiệp Việt Nam đạt doanh thu lên tới 355 triệu USD vào năm 2025.
Rob Cockerill (Tổng biên tập quản lý toàn cầu của Tạp chí Gasworld)