+
Aa
-
like
comment

Fortune: Việt Nam là nền kinh tế lớn của châu Á ngoài Trung Quốc có GDP tăng 2,6%

Naomi Xu Elegant - 29/09/2020 23:50

Mới đây tạp chí kinh tế Fortune đã đăng tải bài viết của tác giả Naomi Xu Elegant phân tích về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khi cho rằng Việt Nam là một nền kinh tế lớn của châu Á ngoài Trung Quốc được thiết lập để GDP tăng trưởng 2,6%.

Tăng trưởng trong lĩnh vực chế tạo và xuất khẩu đã giúp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng 2,62% so với quý 3 cùng kỳ năm trước, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của đất nước từ hậu quả suy giảm trong nửa đầu năm 2020 do đại dịch gây ra.

Xuất khẩu tăng 11% trong quý 3, phần lớn nhờ xuất khẩu máy tính cá nhân (tăng 20%) để đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính ngày càng tăng khi sinh viên trên toàn thế giới tham gia các lớp học trực tuyến và phần lớn lực lượng lao động toàn cầu tiếp tục làm việc tại nhà. Riêng trong tháng 9, xuất khẩu đã tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Cùng với Trung Quốc, Việt Nam là nền kinh tế lớn duy nhất ở châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng tích cực vào năm 2020,” bà Priyanka Kishore, người đứng đầu văn phòng Ấn Độ và Đông Nam Á của Oxford Economics cho biết.

bà Priyanka Kishore, người đứng đầu văn phòng Ấn Độ và Đông Nam Á của Oxford Economics

Việc Việt Nam quản lý dịch coronavirus trong lãnh thổ của mình rất tốt đã giúp Việt Nam mở cửa trở lại và tiếp tục hoạt động kinh tế. Quốc gia Đông Nam Á này đã không ghi nhận trường hợp COVID-19 lây nhiễm cộng đồng tại địa phương trong hơn ba tháng đến khi một ổ dịch bùng phát ở Đà Nẵng, một thành phố biển nổi tiếng.

Bài báo

Thống kê hàng ngày cao nhất trong đợt thứ hai là 50 trường hợp nhiễm mới, được thông báo vào ngày 31/7. Vào ngày 9/8, Việt Nam thông báo 29 trường hợp nhiễm mới. Các số liệu lây nhiễm tiếp tục giảm trong nửa cuối tháng 8 trước khi đạt 0 vào ngày 30/8.

Việt Nam đã giảm đáng kể các vụ lây nhiễm khi phong tỏa khóa chặt Đà Nẵng nhanh chóng và nghiêm ngặt, hạn chế việc đi lại trong thành phố, và xét nghiệm rộng rãi, có mục tiêu và truy tìm những người liên quan. Các trường hợp lây nhiễm mới hàng ngày đã dao động từ 0 đến 5 người trong tháng này.

Bà Priyanka Kishore nói về làn sóng bệnh dịch thứ hai của Việt Nam “đã làm trì trệ phần nào sự phục hồi”, nhưng “tình hình đã được kiểm soát trở lại.”

Mức tăng trưởng GDP 2,62% của Việt Nam trong quý 3 là sự cải thiện so với mức tăng 0,39% so với cùng kỳ năm trước trong quý 2 nhưng vẫn thấp hơn vài phần trăm so với mức tăng trưởng GDP của quý 3 trước đại dịch là 7,31% vào năm 2019.

Việc mất đi nguồn khách du lịch nước ngoài trong thời gian dài và vô thời hạn vì các hạn chế đi lại do coronavirus gây ra đã làm suy yếu sự phục hồi kinh tế của Việt Nam. Theo Ngân hàng Thế giới, trước đại dịch, du lịch chiếm khoảng 8% GDP của Việt Nam.

Nhưng sự mất mát du khách nước ngoài còn tồi tệ hơn đối với các quốc gia lân cận như Thái Lan, nơi du lịch chiếm 14% GDP. Hơn nữa, Thái Lan không có được vị thế của Việt Nam như một trung tâm sản xuất toàn cầu được coi là một thay thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Naomi Xu Elegant/Fortune

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều