+
Aa
-
like
comment

Forbes: Việt Nam sẽ là nguồn cảm hứng cho sách mới của Trump

Bảo Trâm - 06/01/2021 08:50

Phóng viên William Pesek chuyên nghiên cứu về tình hình Châu Á cho trang Forbes, vừa có bài viết với tiêu đề “Trump Gets ‘Art Of The Deal’ Masterclass From Vietnam”. Nội dung nói rằng phiên bản mới sách “Nghệ thuật đàm phán” của ông Trump nên lấy cảm hứng từ sự thành công toàn diện của Việt Nam trong năm 2020.

Sau đây, Cánh Cò xin được đăng tải nguyên văn bài viết của William Pesek trên Forbes:

Nếu nhà viết kịch bản của Donald Trump, anh Tony Schwartz, đang nghiền ngẫm phần tiếp theo của “Art of the Deal”, anh ấy có thể tìm thấy cảm hứng đó ở Hà Nội.

Ở đó, Schwartz sẽ có thông tin bổ ích về lí do tại sao các nhà đầu tư ở khắp thế giới đều đổ về Việt Nam và tại sao nền kinh tế Covid-19 của Việt Nam phục hồi mạnh mẽ như thế bất chấp khủng hoảng. Đương nhiên đó không phải do may mắn.

Chính phủ Việt Nam đã cố gắng hết sức để giữ hòa khí và cán cân thương mại phù hợp với Mỹ. Nhưng tất cả những điều đó đã thay đổi khi Bộ Tài chính Mỹ lại gán Việt Nam là “kẻ thao túng tiền tệ”.

Lý do: Chính quyền của ông Trump không hài lòng về việc Việt Nam trở thành người được hưởng lợi trong một cuộc chiến thương mại. Trước đó, ông cho rằng việc ông làm sẽ thúc đẩy các CEO chuyển hàng triệu nhà máy từ Trung Quốc sang Mỹ. Nhưng không, hầu như các đại bàng đều chọn Việt Nam làm điểm đến.

Chỉ tính riêng từ tháng 7 đến tháng 8, thâm hụt thương mại của Mỹ với Hà Nội đã tăng 11% lên 7,6 tỷ USD, tăng khoảng 39% so với một năm trước đó. Đến tháng 10, nó đã tăng lên 8,74 tỷ USD. Tổng thống Trump đã chi hàng chục tỷ USD cứu trợ chỉ bởi vì cuộc chiến tranh mà ông khơi mào.

Cùng lúc đó, nhìn về Việt Nam nhỏ bé lại gặt hái được thành công khiến ông Trump cảm thấy bị xúc phạm. Điều đó khiến Trump bị đả kích, và việc dán nhãn “thao túng tiền tệ” là điều ông làm để gỡ gạc.

Tuy nhiên, tin tốt cho Việt Nam là Tổng thống Trump sắp phải rời khỏi Nhà Trắng, và ông Joe Biden có nhiều khả năng ưu tiên tình hữu nghị của Việt Nam hơn. Rốt cuộc, nền kinh tế khổng lồ của Mỹ có được gì từ việc chống lại một quốc gia nhỏ bé được mệnh danh là cường quốc phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á?

Bằng những chính sách đứng đắn và kịp thời mà Việt Nam có khả năng tăng trưởng kinh tế ít nhất 6,5% vào năm 2021, trong khi ông Biden thừa hưởng một nền kinh tế suy tàn vì đại dịch.

Khoảnh khắc nổi bật của Việt Nam cũng không phải là thoáng qua. Nó có lợi thế lâu dài trong hầu hết các lĩnh vực từ may mặc đến đồ nội thất đến sản xuất hàng tiêu dùng. Mặc dù Nam Á, đặc biệt là Bangladesh, đang chạy các nhà máy chạy khỏi Trung Quốc, thì Việt Nam tự hào có cơ sở hạ tầng và vị trí địa lý tốt hơn trong chuỗi cung ứng khu vực.

Điều quan trọng hơn cả là Việt Nam là quốc gia đi đầu về an toàn vì xử lí tốt đại dịch, trong khi Mỹ và các cường quốc vẫn đang dậm chân tại chỗ. Về kinh tế, Việt Nam đã và đang làm tốt hơn rất nhiều các quốc gia khác khi đưa ra tấm thảm chào đón cho các công ty đa quốc gia, đàm phán các thỏa thuận để tạo ra việc làm mới và vươn lên dẫn đầu về nhiều mặt.

Giờ đây, Việt Nam trở thành một quốc gia tỏa sáng, chắp nối huyền thoại về “nghệ thuật đàm phán” thu hút các cường quốc cùng hợp tác và phát triển lâu dài. Bởi thế mới có thể nói cảm hứng ở đâu xa, mà hãy nhìn về Việt Nam, quốc gia đàm phán ngày càng giỏi trên thương trường quốc tế.

Bảo Trâm (Lược dịch theo Forbes)

Bài mới
Đọc nhiều