+
Aa
-
like
comment

Fanpage của RFA đổi tên thành “Đảng Cộng Sản Việt Nam Muôn Năm”

30/10/2021 09:35

Vào sáng nay khoảng 8 giờ ngày 30-10 (giờ Việt Nam), trang Facebook của RFA bất ngờ đổi tên thành “Đảng Cộng Sản Việt Nam Muôn Năm”.

Fanpage RFA bất ngờ đổi tên thành “Đảng Cộng Sản Việt Nam Muôn Năm”

Nhiều người tỏ ra khá bất ngờ với hành động “đổi màu” này của RFA khi có bạn đọc bình luận: “trang này sau bao nhiêu năm đã biết quay đầu, sám hối. Xin chúc mừng”

Ngoài ra nhiều người vẫn còn nghi ngờ với việc đổi tên này của fanpage RFA khi bình luận: “không biết RFA đang có âm mưu chống phá gì mới mà lại đổi tên như thế này..”

Trang BBC Tiếng Việt cũng bất ngờ đổi tên

Trang RFA được biết đến là một trong những báo đài quốc tế có xu hướng chống Việt Nam (BBC, RFI, Chân trời mới…) với những hoạt động chống phá trên không gian mạng.

Đài RFA (Á châu tự do-Radio Free Asia) được thành lập trong thời gian Chiến tranh lạnh (1950), dưới sự quản lý của CIA, với mục tiêu chính là tuyên truyền đường lối của Mỹ bằng tiếng địa phương đến các quốc gia Mỹ xem là kẻ thù, tức các nước xã hội chủ nghĩa thời đó. Năm 1971 CIA chuyển quyền điều hành đài RFA sang cơ quan có tên là Board of International Broadcasting (BIB) do tổng thống Mỹ bổ nhiệm và chỉ đạo. Đến năm 1994, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật truyền thông quốc tế, và RFA chính thức trở thành một công ty tư nhân. Tuy trên danh nghĩa là một công ty tư nhân, nhưng ngân sách của RFA lại được Quốc hội Mỹ tài trợ dưới sự phân phối của Hội đồng quản trị truyền thông hay BBG (Broadcasting Board of Governors). Hiện nay, RFA phát thanh 9 thứ tiếng qua làn sóng ngắn và internet đến các nước Trung Quốc, Tây Tạng, Miến Điện, Lào, Campuchia, Việt Nam, và CHDCND Triều Tiên.

Trang RFA được biết đến là một trong những báo đài quốc tế có xu hướng chống Việt Nam (BBC, RFI, Chân trời mới…) với những hoạt động chống phá trên không gian mạng.

Sứ mệnh chính thức của BBG là “tiếp tục chương trình truyền thông quốc tế của Mỹ, thiết lập một dịch vụ truyền thông đến người Trung Quốc và các nước Á châu khác. Qua đó truyền bá những thông tin và ý tưởng nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu trong chính sách ngoại giao của Mỹ… Đối tượng chủ yếu mà RFA nhắm đến là Trung Quốc. Như vậy, tuy mang danh nghĩa là một công tuy tư nhân, nhưng RFA không dấu diếm rằng nó là một công cụ của chính quyền Mỹ, nhằm phục vụ lợi ích và mục tiêu của chính quyền Mỹ. Thật ra, có thể nói không ngoa rằng những người Việt làm việc và điều hành chương trình Việt ngữ của RFA là những người Mỹ con. Cũng không có gì quá đáng khi nói như thế vì họ là công dân Mỹ cho dù có mang dòng máu Việt Nam. Vì là Mỹ con nên chúng ta phải “thông cảm” là họ phải làm có lợi cho Mỹ, đất nước đang dung dưỡng và nuôi nấng họ.

Khác hẳn với những đài phát thanh bằng tiếng Việt do những nhóm người Việt cực đoan ở nước ngoài điều hành, chỉ chuyên mạt sát, chửi bới – đôi khi bằng những ngôn từ rất hạ cấp, RFA có “nghề” hơn, bài bản hơn. Sau khi thu thập thông tin trong nước qua các phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam (báo chí, phát thanh, truyền hình), một nhóm biên tập của FRA tiến hành “gia công, xào nấu” lại bằng cách “pha trộn” rất khéo léo những thông tin giả vào thông tin thật, hoặc đưa thêm một vài ý kiến bình luận mà độ tinh vi của nó rất dễ khiến người nghe lầm tưởng rằng ý kiến này là của chính tác giả bài viết.

Với lối làm truyền thông theo kiểu Chiến tranh lạnh, không ngạc nhiên khi phần lớn các chương trình phát thanh của RFA hoàn toàn tập trung vào mục tiêu gây bất ổn định cho Việt Nam. Những chiêu bài mà RFA đặc biệt quan tâm khai thác tối đa là tự do, dân chủ, và tôn giáo. Họ rất thích chơi bẩn Việt Nam bằng cách tung tấm hình Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng khi la hét trước tòa, nhưng lại ém nhẹm tấm hình những tù nhân trần truồng ở nhà tù Guantanamo bị chó berger dọa cắn, những bức hình mà tù nhân bị tra tấn dã man. Thậm chí, họ cũng không ngại dựng chuyện, biến từ chuyện không có thật thành những chuyện như thật. Họ không xấu hổ khi sẵn sàng nói sai sự thật. Khách quan của RFA là như thế đó?!.

Minh Ngọc

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều