+
Aa
-
like
comment

F-14 Iran bắn tan xác tiêm kích tàng hình F-22: Kịch bản khiến KQ Mỹ “sốc toàn tập”?

18/09/2019 07:26

F-14 là dòng máy bay chiến đấu có khả năng nhất của Không quân Iran nên nếu chiến tranh xảy ra, đây sẽ là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại đòn tấn công dữ dội từ Mỹ.

F-14 Iran bắn tan xác tiêm kích tàng hình F-22: Kịch bản khiến KQ Mỹ "sốc toàn tập"?
F-14 Iran bắn tan xác tiêm kích tàng hình F-22: Kịch bản khiến KQ Mỹ “sốc toàn tập”?

F-14 – Phi đội máy bay chiến đấu tiền tiêu của Iran

Trong trường hợp xảy ra một chiến dịch quân sự toàn diện quy mô lớn chống Iran, Mỹ buộc phải huy động sức mạnh tổng hợp để tiêu diệt lực lượng không quân Tehran ngay từ đầu.

Iran là quốc gia mà ngày nay vẫn đang điều khiển khá nhiều các máy bay chiến đấu do Mỹ chế tạo. Loại tốt nhất trong phi đội máy bay chiến đấu của Iran là Grumman F-14 Tomcat.

Trước cách mạng Hồi giáo năm 1979, Không quân Iran đã đặt mua tới 80 máy bay chiến đấu hùng mạnh thế hệ thứ 4 này nhưng việc bàn giao bị dừng lại ở con số 79 chiếc.

Ngoài ra, Iran cũng đã mua 714 tên lửa không đối không tầm xa dẫn đường radar chủ động hoặc bán chủ động Hughes (nay là Raytheon) AIM-54A Phoenix với tầm bắn khoảng 185 km.

Khi mới ra đời, F-14A thuộc một trong những dòng máy bay chiến đấu uy lực nhất được Mỹ chế tạo vào cuối những năm 1960.

F-14 Iran bắn tan xác tiêm kích tàng hình F-22: Kịch bản khiến KQ Mỹ sốc toàn tập? - Ảnh 1.
Iran đã nâng cấp phi đội F-14 Tomcat của mình bằng các hệ thống điện tử hàng không mới

 

F-14 được đưa vào biên chế cho Hải quân Mỹ năm 1974 và được trang bị radar Doppler tầm xa AWG-9, tầm bắn hơn 212 km và là radar đầu tiên của Mỹ được thiết lập ở chế độ bám bắt mục tiêu trong quá trình theo dõi cho phép nó sở hữu khả năng tấn công nhiều mục tiêu. Cùng với AIM-54, AWG-9 có thể tấn công cùng lúc 6 máy bay ném bom của kẻ thù.

Thời gian qua, Iran đã nâng cấp phi đội Tomcat của mình bằng các hệ thống điện tử hàng không mới và có thể là cả vũ khí mới nhưng cũng chỉ có một số ít máy bay F-14 của Teheran đang trong tình trạng hoạt động, ước tính khoảng 20 chiếc.

Tuy nhiên, ngoài 20 chiếc Mikoyan MiG-29 Fulcrum do Nga sản xuất, Tomcat là máy bay chiến đấu có khả năng nhất của Không quân Iran. Trong trường hợp chiến tranh, F-14 sẽ là tuyến phòng thủ đầu tiên của Iran chống lại sự tấn công dữ dội từ Mỹ.

F-22 có “chết” dưới hỏa lực của F-14?

Kịch bản này nhiều khả năng sẽ được mở màn bằng các máy máy bay chiến đấu tàng hình chiếm ưu thế trên không F-22A Raptor. So với F-14 đã có tuổi, Raptor là một sản phẩm ưu việt về công nghệ và được trang bị một số cảm biến tinh vi nhất từng được phát triển cho máy bay quân sự.

F-22 kết hợp giữa khả năng tàng hình cực tốt và tốc độ siêu thanh, có thể bay ở vận tốc trên Mach 1.8 mà không cần đốt tăng lực cùng với hệ thống điện tử hàng không tích hợp và cực kỳ nhanh nhẹn.

Hệ thống radar mảng pha quét điện tử chủ động AN/APG-77 (V) 1 của Raptor do Northrop Grumman chế tạo và bộ thiết bị hỗ trợ điện tử thụ động ALR-94 sẽ phát hiện ra F-14 từ khoảng cách xa hàng chục hải lý trước khi Tomcat có bất cứ ý tưởng nào về sự có mặt của F- 22.

F-14 Iran bắn tan xác tiêm kích tàng hình F-22: Kịch bản khiến KQ Mỹ sốc toàn tập? - Ảnh 2.
F-22 Raptor của Không quân Mỹ. Ảnh: BI

 

Khi đã phát hiện được F-14 của Iran và nhận lệnh tấn công, Raptor có khả năng sẽ phóng tên lửa Raytheon AIM-120D AMRAAM, loại được cho là có tầm bắn 96 hải lý (177 km) khi phóng đi từ một máy bay chiến đấu thông thường, có tốc độ siêu thanh trên Mach 1,5 và ở độ cao trên 50.000ft.

Với những khả năng trên thì F-14 của Iran sẽ hoàn toàn bị bất ngờ trước khi có thể phát hiện ra đang bị kẻ thù tấn công.

Ngay cả khi Raptor đã phóng hết tên lửa AMRAAM và buộc phải không chiến trong tầm nhìn thì F-22 vẫn có thể sử dụng khả năng tàng hình của nó để tiếp cận ở độ cao dưới 1000ft để tiêu diệt F-14 bằng tên lửa Raytheon AIM-9X Sidewinder hoặc pháo Vulcan 20mm.

Trên thực tế, các phi công F-22 khi tham gia các cuộc tập trận như Red Flag hay Northern Edge thường vẫn có thể tiến hành cận chiến trong tầm bắn của pháo nhờ tận dụng khả năng tàng hình của Raptor.

Tuy nhiên, trong trường hợp hy hữu nào đó mà F-22 phải đối đầu trực diện với F-14 thì cơ hội để Raptor tiêu diệt Tomcat vẫn xảy ra trừ khi phi công Mỹ gặp phải sự xui xẻo hoặc mắc lỗi nghiêm trọng.

Tốc độ vượt trội cùng khả năng cơ động tuyệt vời của Raptor kết hợp với tên lửa AIM-9X mới khiến cho phi công F-22 luôn ở thế thượng phong.

Tất nhiên, điều đó chỉ diễn ra trong trường hợp Không quân Iran chọn cách đối đầu trực tiếp với Mỹ. Sẽ thông minh hơn nhiều nếu Iran sử dụng các phương tiện phi đối xứng để đối phó với Mỹ thay vì thách thức Mỹ trên không.

Tú Anh/Soha News

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều