+
Aa
-
like
comment

Eurasia Review: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Mỹ có ý nghĩa gì đối với Việt Nam?

Lan Hoa - 17/05/2021 15:07

Ngày 16/5, bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Mỹ đang diễn ra, trang Eurasiareview đã dành cho Việt Nam sự quan tâm và ưu ái đặc biệt khi đăng tải bài viết mới với tiêu đề: “Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – ASEAN có ý nghĩa gì đối với Việt Nam?”. Qua đó nhận định Việt Nam đã và đang khẳng định được vị thế vô cùng quan trọng của mình trên trường quốc tế.

Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr. đón Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Bài phân tích được viết bởi tác giả – Tiến sĩ Rajaram Panda, ông là Cựu Chủ tịch Bộ văn hóa của Ấn Độ. Theo ông, Hội nghị thượng đỉnh đã đánh dấu 45 năm quan hệ của Mỹ với các nước Đông Nam Á và 27 năm kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995.

Theo Eurasia, hội nghị là động lực để thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Mỹ trong bối cảnh quốc tế và khu vực nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.

Việt Nam là một đối tác quan trọng của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và mối quan hệ bền chặt của họ tiếp tục bền vững thông qua sự tôn trọng lẫn nhau, sự hợp tác và tầm nhìn chung vì một khu vực tự do và cởi mở.

Việt Nam có vị trí đặc biệt trong triển vọng phát triển chính trị và chiến lược của Tổng thống Biden ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Điều này đã được thể ở việc ngay cả trước khi trở thành Tổng thống, ông Biden đã ,liên tục vận động hành lang với tư cách là Thượng nghị sĩ với chính phủ để thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.

Là một quốc gia đang phát triển nhanh trong khối ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế trong khu vực, trang Eurasia nhận định.

Về tình hình an ninh chính trị, cả hai nhà lãnh đạo đều cho rằng các thách thức an ninh phi truyền thống là những vấn đề toàn cầu và cần có những phản ứng toàn cầu trên tinh thần đa phương. Hai bên nhất trí về sự cần thiết phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của các nước; kiềm chế sử dụng vũ lực và giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc; đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Về kinh tế, Mỹ hiện là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam, còn Việt Nam là thị trường lớn nhất của Mỹ trong ASEAN và lớn thứ chín trên thế giới. Nhìn từ mọi khía cạnh, quan hệ Việt Nam – Mỹ hiện đang có một tương lai đầy tươi sáng, đóng góp quan trọng vào hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Theo Eurasia, trong cuộc gặp giữa Tổng thống Biden và Thủ tướng Phạm Minh Chính, phía Mỹ cũng thể hiện sự sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực Việt Nam đang quan tâm như phát triển cơ sở hạ tầng, tái tạo năng lượng và chuyển đổi kinh tế số.

Có thể thấy, chuyến thăm lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đặt nền móng và cơ sở để quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Mỹ phát triển sâu rộng trên nguyên tắc tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới, qua đó mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Achim Steiner

Đánh giá về ý nghĩa chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam tới Mỹ từ 11 – 17/5/2022, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ngài Marc E.Knapper cho rằng, Việt Nam và Mỹ có mối quan hệ đối tác bền chặt. Sự hợp tác sâu rộng giữa hai quốc gia đã góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác phát triển mạnh mẽ hơn.

Đặc biệt, lịch trình bận rộn của phái đoàn Việt Nam trong những ngày qua đã thể hiện tầm quan trọng của mối quan hệ Việt Nam – Mỹ đối với cả hai quốc gia với nhiều hoạt động ở các lĩnh vực như y tế, giáo dục, an ninh-quốc phòng và kinh tế thương mại.

Trang Eurasia nhận định, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính lần này là hết sức quan trọng, thể hiện thông điệp mạnh mẽ và là cơ hội để Việt Nam khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quốc tế, hòa bình và phát triển, cùng có lợi; đồng thời khẳng định cam kết của Việt Nam là người bạn và thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Qua đây, tại Liên hợp quốc, Việt Nam cũng khẳng định chủ trương thúc đẩy ngoại giao đa phương trên trường quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ Samantha Power.

Với các bạn bè lâu năm của Việt Nam, những cuộc gặp của Thủ tướng Chính phủ sẽ khẳng định truyền thống uống nước nhớ nguồn của Việt Nam, tri ân công lao và sự đóng góp, hỗ trợ của các bạn bè Mỹ trong suốt quá trình Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc, tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ với bạn bè Mỹ trong thời gian tới.

Những kết quả này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những nỗ lực chung của Việt Nam và Liên Hợp Quốc nói chung, Mỹ nói riêng trong việc khắc phục những mặt còn tồn tại, mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác hai bên, hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển đất nước, hội nhập quốc tế của Việt Nam và góp phần nâng cao vai trò của Liên Hợp Quốc trong thời kỳ mới.

Cố vấn Sullivan chia sẻ nhận định của Thủ tướng Phạm Minh Chính rằng sự chân thành, tin cậy và trách nhiệm là phương châm để có mối quan hệ tích cực giữa hai quốc gia.

Đặc biệt, chuyến công tác với nhiều hoạt động quan trọng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã góp phần khẳng định sự đóng góp và trách nhiệm của Việt Nam trong ASEAN; đề cao vị trí, vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy hợp tác của ASEAN với Hoa Kỳ; thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Mỹ tiếp tục phát triển bền vững, hiệu quả, đi vào chiều sâu, ổn định lâu dài trên tất cả các lĩnh vực. Chuyến công tác cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, góp phần vì hòa bình, ổn định trên thế giới, góp phần củng cố quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả Việt Nam – Liên hợp quốc nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ đối tác giữa hai bên (1977 – 2022), theo Eurasia.

Lan Hoa (Theo Eurasia)

Bài mới
Đọc nhiều