+
Aa
-
like
comment

Em gái tỷ phú Trịnh Văn Quyết vừa bị bắt giữ là ai?

Hạnh Nhân - 05/04/2022 17:33

Ngày 5/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện các lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Trịnh Thị Thuý Nga, Phó tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán BOS, để điều tra về hành vi thao túng thị trường chứng khoán”, quy định tại điều 211 bộ luật Hình sự.

Bà Trịnh Thị Thuý Nga, Phó tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán BOS đồng thời sở hữu số lượng lớn cổ phiếu của BOS cũng như các cổ phiếu khác thuộc họ FLC. Theo một số nguồn tin thì bà Nga đang nắm giữ 2,334,955 CP ART và 600,000 CP ROS.

Bà Trịnh Thị Thúy Nga sinh năm 1979, hiện đang cư ngụ tại Hà Nội. Theo giới thiệu thì bà Bà Trịnh Thị Thúy Nga đã có nhiều năm kinh nghiệm quản lý cao cấp của mình về các lĩnh lực tài chính – kế toán, chứng khoán, bất động sản. Bà Nga được đào tạo chuyên môn về quản trị kinh doanh và có bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh từ năm 2013.

Trước đó, chiều 4/4, C01 đã bắt giữ một em gái của ông Trịnh Văn Quyết là bà Trịnh Thị Minh Huế để điều tra về tội danh tương tự.

Bước đầu C01 xác định, bị can Trịnh Văn Quyết và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan đã có các hành vi che giấu thông tin về hoạt động chứng khoán, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cụ thể, từ ngày 01/12/2021 đến ngày 10/01/2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo các cá nhân có quan hệ gia đình hoặc thân thiết điều hành nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS (Công ty CK BOS) và các công ty con, công ty vệ tinh sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức. Các tài khoản này thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán với tần suất lớn. Mục đích nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo.

Các tài khoản đã tham gia 28/28 phiên giao dịch, đặt mua chiếm 12% tổng khối lượng đặt mua và khớp mua 2,84% tổng khối lượng khớp mua toàn thị trường; đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng đặt bán và khớp bán chiếm 12% tổng khối lượng khớp bán toàn thị trường.

Tại các phiên tăng giá, nhóm 21 tài khoản chứng khoán đặt mua với tổng khối lượng 77% tổng khối lượng đặt mua của nhóm. Tại các phiên giảm giá, nhóm đặt bán với tổng khối lượng 94,% tổng khối lượng đặt bán của nhóm. Mục đích đẩy giá chứng khoán FLC từ 14.650 đồng/cổ phiếu ngày 1.12.2021 lên giá cao nhất 24.050 đồng/cổ phiếu (trung bình là 22.586 đồng/cổ phiếu, tăng 64%).

Sau đó Trịnh Văn Quyết giao cho người thân trong gia đình đặt lệnh bán 175 triệu cổ phiếu FLC và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC với giá 22.586/cổ phiếu nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch chứng khoán, với số tiền 1.689 tỉ đồng, thu lợi bất chính số tiền khoảng 530 tỉ đồng.

Hạnh Nhân

Bài mới
Đọc nhiều