+
Aa
-
like
comment

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể xin rút kinh nghiệm

03/11/2020 11:49

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội năm 2020 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, nhiều Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đánh giá các dự án đường sắt đô thị đang chậm tiến độ, đội vốn gây bức xúc trong nhân dân như dự án Cát Linh – Hà Đông, Bến Thành – Suối Tiên…

Đường sắt đô thị chậm tiến độ, đội vốn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tiếp thu, rút kinh nghiệm - Ảnh 2.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể.

Theo đánh giá của các Đại biểu Quốc hội, việc phát triển đường sắt đô thì là xu thế tất yếu và đã nhiều lần các cơ quan có thẩm quyền đúc rút kinh nghiêm để ko xảy ra tình trạng này. Tại TP HCM và Hà Nội đang đô thị hóa mạnh mẽ, thành những siêu đô thị với 10 triệu dân với nhiều nét tương đồng, tăng doanh số cơ học mỗi năm khoảng 200.000 người gây áp lực lớn đến hạ tầng cơ sở.

Đặc biệt là hạ tàng giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân, điểm nghẽn phát triển bền vững của 2 thành phố.

Tại phiên thảo luận Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) cho biết, hiện nay, các tuyến đường sắt đô thị được xem là cứu cánh, vừa mang tính then chốt. Hệ thống đường sắt của 2 thành phố đều xác định có khoảng 8 tuyến với  TP HCM có tổng chiều dài khoảng 220 km với tổng mức đầu tư 25 tỷ USD.  Còn Hà Nội là 318 km với tổng mức đầu tư là 30 tỷ USD.

Đường sắt đô thị chậm tiến độ, đội vốn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tiếp thu, rút kinh nghiệm - Ảnh 1.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

“Phát triển đường sắt đô thị được xem là một xu thế tất yếu và rát bức bách. Song việc triển khai có nhiều vấn đề, song đều có mẫu số chung là vốn đầu tư lớn toàn tỷ USD, chậm tiến độ, đội vốn, gây bức xúc trong nhân dân như dự án Cát Linh Hà Đông, Bến Thành – Suối Tiên…”, Đại biểu Nguyễn Phi Thường đánh giá và cho rằng, làm sao để dự án đường sắt đô thị gắn kết với không gian đô thị tích hợp vào với đường sắt đô thị để phát huy được vai trò của mình.

Theo Đại biểu Nguyễn Phi Thường, giao thông tại TP HCM và Hà Nội đều không được thiết kế theo định hướng đô thị giao thông công cộng, mà phát triển chủ yếu theo quy luật kinh tế với mật độ đường rất thấp, thiếu không gian đi bộ, có nhiều khu vực phát triển tự phát. Đây là những vẫn đề cản trong đô thị  mà xe cộ không thể xuyên qua, vận tải công cộng không thể tiếp cận.

“Cảnh quan nhà phố, kinh tế vỉa hè, văn hóa vỉa hè có thể coi là khá đặc trưng của đô thị Việt Nam. Tuy nhiên, xe máy vẫn duy trì vị trí độc tôn trong giao thông đô thị hứa hẹn sẽ là đối thủ cực mạnh với đường sắt đô thị”, Đại biểu Nguyễn Phi Thường bày tỏ.

Hiện nay các dự án đường sắt đô thị như đường sắt Cát Linh – Hà Đông, chủ yếu hướng đến yếu tố  tính khả thi tài chính, yếu tố kỹ thuật ít chú ý đến sự liên kết không gian đô thị. “Có chuyên gia cho rằng xong tuyến metro mới được 1/3 chặng đường, 1/3 là các bãi xe xung quanh metro, hệ thống xe bus trung chuyển, 1/3 còn lại là phát triển các hệ thống các dự án cao tầng xung quanh các trạm metro trong bán kính 500 – 800m kết hợp đồng bộ chung cư, trung tâm thương mại”, Đại biểu Nguyễn Phi Thường đưa ra đánh giá.

Cũng theo Đại biểu Nguyễn Phi Thường, đường sắt Cát Linh Hà Đông là dự án được người dân Hà Nội đặc biệt quan tâm, và đã có nhiều lần chất vấn quốc hội. Vừa rồi Đồng chí Bí thư Thành ủy đã liên tiếp lập tổ công tác làm việc với Bộ GTVT để tháo gỡ vướng mắc thuộc thẩm quyền của chính phủ, Quốc hội như kiểm toán nhà nước, thanh toán, nghiệm thu, an toàn hệ thống… Đề nghị chính phủ, quốc hội tháo gỡ, vận hành, không để sai hẹn  lần thứ 9, không để kéo quá dài.

Từ dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông, đại biểu thường đưa ra 3 lưu ý: Cần đánh giá rút kinh nghiệm với dự án ODA với đường sắt đô thị, thận trọng với các điều kiện vay ODV, nhất là việc lựa chọn tổng thầu; Hai là tuyến đường sắt đô thị chỉ hiệu quả cao khi được đầu tư toàn tuyến chứ không hải đầu tư từng đoạn tuyến. Cần chú ý đến yếu tố kết nối lưu thông; Khi làm việc với các nhà thầu cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng, đặc biệt với hợp đồng EVC.

Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể tiếp thu các ý kiến của các Đại biểu và cho rằng: “Tại TP HCM và Hà Nội đều làm chủ đầu tư các dự án lớn, tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề như chậm tiến độ, đội vốn. Chúng tôi, cũng nghĩ rằng, Chính phủ cũng đã chỉ đạo rất nhiều và các thành phố đã phối hợp với Bộ GTVT rất nhiều để xử lý”.

“Qua các dự án hiện nay, chúng tôi đã rút ra rất nhiều kinh nghiệm hết sức là sâu sắc liên quan tới đề quy hoạch làm sao đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đặc biệt, quá trình phát triển đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, lựa chọn đối tác, đấu thầu, phải rút ra kinh nghiệm để lựa chọn công nghệ, nhà thầu tối và phải chỉ đạo quyết liệt đối với các dự án”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nêu.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, các dự án cần phải giải phóng mặt bằng sạch, có giải pháp mạnh mẽ để xác định giá trị tránh tình trạng điều chỉnh giá. “Đối với ý kiến của các Đại biểu và dư luận xã hội chúng tôi xin tiếp thu và sắp tới phối hợp với các thành phố lớn tham mưu với Chính phủ để tránh tái diễn những việc như hiện nay”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tiếp thu.

Báo cáo Thủ tướng về tiến độ hoàn thành dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho biết, từ nay đến giữa tháng 11/2020, có 8 đến 10 chuyên gia tư vấn của Pháp sẽ sang Việt Nam để đánh giá an toàn dự án.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, sẽ phấn đấu trong tháng 12, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ hoàn thành nghiệm thu có điều kiện.

“Đặc biệt, cam kết sẽ cố gắng tối đa để đưa dự án vào vận hành thương mại trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cam kết.

Sau khi lắng nghe báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, Thủ tướng cho rằng, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là dự án đường sắt trên cao đầu tiên của nước ta, được ký kết vào năm 2008.

“Việc dự án chậm trễ là khuyết điểm cần nhanh chóng khắc phục, đồng thời rút kinh nghiệm chung cho các công trình, dự án nói chung, trong đó có dự án của Bộ GTVT”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, hiện nay khối lượng xây lắp và thiết bị của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã cơ bản hoàn thành, đã nghiệm thu 5/5 hạng mục công trình và 9/11 chuyên ngành thiết bị. Công việc chính hiện nay là hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu các công trình thành phần, thanh quyết toán, vận hành thử toàn bộ hệ thống. Đồng thời, tiếp tục thực hiện đánh giá an toàn của tư vấn trong quá trình vận hành thử hệ thống.

Có một số tồn tại mà bản thân chủ đầu tư, TP Hà Nội và các cơ quan liên quan không giải quyết được, Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ đã đưa ra các quyết sách để giải quyết theo đúng pháp luật và với tinh thần: Thủ tướng không làm thay các công việc thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư hay Hà Nội với tư cách sử dụng công trình.

(Theo DV)

Bài mới
Đọc nhiều