+
Aa
-
like
comment

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Nên xây dựng vận tốc 320km/h hay 200k/h?

Minh Thanh - 19/08/2022 14:20

Mặc dù được xếp vào một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực ASEAN, tuy nhiên Việt Nam lại được đánh giá là nước “nghèo” về đầu tư đường sắt cao tốc. Chính vì thế, việc xây dựng đường sắt cao tốc nối liền hai miền Bắc – Nam để nâng cấp đô thị và đáp ứng được nhu cầu di chuyển của người dân là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ hiện nay.

Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây hiện nay sẽ kết nối với cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.

Tuyến đường sắt cao tốc Nam – Bắc này được kỳ vọng giúp cải thiện “bộ mặt” đất nước và đưa Việt Nam vươn tầm thế giới. Nhiều chuyên gia đường sắt nhận định rằng, quãng đường 1500km từ Bắc vào Nam là cung đường vàng dành cho đường sắt. Mỗi năm sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt luôn đạt tỷ trọng lớn. Cụ thể tính đến hết tháng 4/2022, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu liên vận qua đường sắt đạt hơn 140.000 tấn với sản lượng nhập khẩu là 81.385 tấn; xuất khẩu đạt 59.552 tấn.

Trên thế giới, số lượng quốc gia chủ trương xây dựng tuyến đường cao tốc để phục vụ đi lại cho người dân cũng ngày càng nhiều. Điển hình như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý,…

Nhìn từ thực tiễn lợi ích của việc di chuyển bằng đường sắt cũng như bài học từ các quốc gia khác trên thế giới, có thể thấy việc Việt Nam triển khai xây dựng tuyến đường sắt quốc gia là rất cần thiết và nên sớm được triển khai.

Những con số thống kê về dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Trên tinh thần, Thủ tướng đã quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án các chuyên gia có một đề xuất như sau. Đó là việc xây dựng đường sắt vận tốc 320km/h là lãng phí và không khả thi, thay vào đó nên xem xét cho xây dựng đường sắt có tốc độ vận hành tối đa là 200km/h. Những lý do được các chuyên gia đưa ra bao gồm:

Thứ nhất, việc xây dựng đường sắt cao tốc vận hành 320km/h sẽ tốn nhiều chi phí hơn, ước tính cao gần gấp đôi so với đường sắt có vận tốc 200km/h (27 tỷ USD).

Thứ hai, giá vé đường sắt cao tốc 320km/h ngang vé máy bay nhưng thời gian di chuyển lại lâu hơn. Điều này sẽ khiến cho các hành khách có xu hướng chọn đi máy bay thay vì đi tàu

Thứ ba, việc Bộ GTVT đề xuất xây đường sắt cao tốc 320km/h nhưng chỉ chuyên dùng để chở khách là không phù hợp. Bởi theo theo dự báo đến năm 2050 thì tỷ lệ khách đi tàu chỉ đạt 40%. Từ đó gây nên sự lãng phí và khiến cho các chủ đầu tư khó mà thu hồi lại vốn.

Thứ tư, hầu hết các tuyến đường sắt có thiết kế 320km/h đều yêu cầu cao về cơ sở vật chất và hạ tầng trong khi yêu cầu kỹ thuật công nghệ của Việt Nam chưa thể đáp ứng kịp. Do đó nếu triển khai xây dựng tuyến đường sắt này thì Việt Nam chắc chắn sẽ phải phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài.

Thứ năm, đường sắt nối liền Bắc Nam vận tốc 320km/h có thời gian xây dựng dài hơn so với đoàn tàu 200km/h. Điều đó có thể dẫn đến việc chủ đầu tư không thể hoàn thành thời gian xây dựng đúng hạn cũng như không đáp ứng kịp nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa ngày một tăng ở Việt Nam.

Tóm lại việc xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam là một dự án rất có “triển vọng” không chỉ giúp thay đổi “bộ mặt” đất nước mà còn giải quyết được nhu cầu di chuyển của người dân và vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, để đường sắt có thể xây dựng và đi vào hoạt động một cách hiệu quả, Chính phủ nên xem xét và lấy ý kiến từ các chuyên gia đầu ngành để có sự so sánh và lựa chọn được phương án tối ưu về công nghệ để tránh gây lãng phí nguồn ngân sách Nhà nước.

Minh Thanh

Bài mới
Đọc nhiều