+
Aa
-
like
comment

Đường ‘Nhuệ’ ăn chặn tiền mai táng bị đề nghị 15 năm tù

18/11/2021 18:58

Việc kiểm tra, xác minh thực địa không được quy định là một thủ tục, trình tự mà văn phòng đăng ký đất đai phải thực hiện khi giải quyết đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất cho cá nhân, tổ chức.

Không có quy định cho phép văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình khi tiếp nhận giải quyết thủ tục đăng ký biến động

Những ngày qua có nhiều ý kiến người dân phản hồi xung quanh thông tin giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM có công văn chấn chỉnh việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình khi cấp giấy chứng nhận đối với hệ thống văn phòng đăng ký đất đai tại TP.HCM.

Trước đó, ngày 6/11, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM ban hành công văn số 11663/STNMT-VPĐK gửi văn phòng đăng ký đất đai thành phố và các chi nhánh trực thuộc.

Nội dung văn bản căn cứ vào Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành, xác định việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng gắn liền quyền sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu không thuộc thẩm quyền của văn phòng, chi nhánh đăng ký đất đai.

Do đó yêu cầu các đơn vị này không thêm thủ tục không đúng quy định này để gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân.

Trước khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực (ngày 1-8-2024), văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện “kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất, kiểm tra hồ sơ đăng ký”…

Xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết, “theo quy định tại điểm c, d khoản 3, điều 70 nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi các nghị định 01/2017 ngày 6-1-2017, 62/2019 ngày 11-7-2019, 148/2020 ngày 18-12-2020).

Tuy nhiên việc kiểm tra, xác minh thực địa này chỉ thực hiện đối với việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu.

Theo luật, văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

– Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất.

– Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

– Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.

– Xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất.

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Theo quy định tại khoản 2, điều 9 thông tư 24/2014 ngày 19-5-2014 (được sửa đổi bổ sung bởi các thông tư số 02/2015, số 33/2027, số 09/2021) quy định về hồ sơ địa chính, không quy định phải có “biên bản xác minh thực địa” hay “biên bản xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất”.

Như vậy, việc kiểm tra, xác minh thực địa không được quy định là một thủ tục, trình tự mà văn phòng đăng ký đất đai phải thực hiện khi giải quyết “đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất” cho cá nhân, tổ chức.

Và kể cả khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký theo điểm b, khoản 2, điều 85 nghị định 43/2014 (được sửa đổi bổ sung) thì cũng không yêu cầu văn phòng đăng ký đất đai phải “xác minh hiện trạng, thực địa” mà chỉ “gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng” mà thôi.

Từ những phân tích trên, có thể thấy việc chi nhánh hoặc văn phòng đăng ký đất đai thực hiện “kiểm tra, xác minh hiện trạng” đối với trường hợp đăng ký biến động là áp dụng chưa đúng quy định pháp luật.

Việc này khiến chi nhánh, văn phòng đăng ký đất đai, cá nhân, tổ chức tốn thêm thời gian, chi phí để thực hiện việc kiểm tra xác minh, thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký biến động kéo dài.

Đồng thời không đơn giản thủ tục hành chính, không phù hợp chủ trương chung, có thể mất cơ hội trong giao dịch thị trường bất động sản…

Việc ban hành văn bản 11663/STNMT-VPĐK này của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM xác định lại trách nhiệm và yêu cầu văn phòng đăng ký đất đai và các chi nhánh phụ thuộc không để phát sinh thêm thủ tục không có trong quy định gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức là kịp thời, hạn chế nhiều hậu quả tiêu cực có thể phát sinh.

Bích Ngân 

Bài mới
Đọc nhiều