+
Aa
-
like
comment

Đừng yêu nước bằng cách cào bàn phím trên mạng xã hội?

17/07/2019 11:12

Những ngày qua, dư luận quan tâm nhiều đến tình hình biển Đông khi mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin nói rằng Trung Quốc và Việt Nam xảy ra đụng độ tại khu vực bãi Tư Chính. Tối ngày 16/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức phát đi thông tin liên quan đến vụ việc.

Thông tin trên mạng xã hội nhanh thì có nhưng chính xác thì không

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

“Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam” – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Phát ngôn này chính là câu trả lời đanh thép cho những cáo buộc rằng Đảng, Nhà nước ta “hèn nhát” trước Trung Quốc, bỏ mặc chủ quyền biển đảo. Qua đó, cung cấp được cái nhìn chính xác và khách quan cho người dân.

Mạng xã hội thắng thế?

Một vấn đề cũng được nhắc đến nhiều trong câu chuyện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam tại bãi Tư Chính là vì sao mạng xã hội đăng tải thông tin từ rất sớm còn báo chí, truyền thông trong nước thì chậm? Liệu có phải báo chí, truyền thông trong nước thực sự thất thế, thua thiệt so với mạng xã hội hay do Đảng, Nhà nước ta cố tình che giấu thông tin như một số trang mạng lề trái đưa tin hay không?

Câu trả lời là KHÔNG!

Qua câu trả lời của Bộ Ngoại giao Việt Nam với truyền thông trong nước và quốc tế thì có thể khẳng định những thông tin trên mạng xã hội trước đó đều không chính xác.
Qua câu trả lời của Bộ Ngoại giao Việt Nam với truyền thông trong nước và quốc tế thì có thể khẳng định những thông tin trên mạng xã hội trước đó đều không chính xác.

Việt Nam khẳng định việc các quốc gia khác (bao gồm cả Trung Quốc) nếu có hành động xâm phạm vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam thì đều là những hành động vô giá trị. Từ “vô giá trị” ở đây thể hiện khẳng định của Việt Nam về việc Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế. Sự vi phạm này là đơn phương và sẽ không có bất cứ giá trị nào trong các quan hệ quốc tế.

Quan trọng nhất, các quốc gia khác sẽ không có cơ hội mập mờ thông tin để biến bãi Tư Chính hay vùng biển lân cận từ vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam thành vùng biển có tranh chấp. Dù chỉ là những phát ngôn rất ngắn gọn nhưng đã có sự tính toán cụ thể, kỹ lưỡng từ phía Bộ Ngoại giao, đưa những phát biểu chính thức của Việt Nam vừa đúng với thực tế, vừa hợp lý nhất với pháp luật quốc tế. Từ đó, không để phát sinh những vấn đề bất lợi cho Việt Nam trong quá trình khẳng định, bảo vệ chủ quyền về sau.

Ngược lại, mạng xã hội đưa tin rất nhanh về các cuộc đụng độ tại bãi Tư Chính ngoài biển Đông, nhưng câu từ không đúng về mặt pháp lý, cũng chẳng mang tính khách quan, xác thực. Những thông tin trên mạng xã hội chỉ hướng người đọc theo hướng chỉ trích Đảng, Nhà nước; khoét sâu vào nỗi lo sợ với Trung Quốc cũng như tạo ra tâm lý chống đối lại Trung Quốc một cách mù quáng. Nói theo những ngôn từ trên mạng xã hội thậm chí còn gây hiểu sai về sự việc tại biển Đông khi cho rằng tàu Việt Nam và Trung Quốc có “đụng độ” lẫn nhau.

Ở đây, Việt Nam chỉ đang bảo vệ và khẳng định chủ quyền quốc gia chứ hoàn toàn không có tranh chấp, không có đối kháng, Việt Nam sẽ bảo vệ đến cũng chủ quyền quốc gia trên biển đến cùng, khi các quốc gia khác chịu chấp hành nghiêm pháp luật quốc tế.

Sự đối nghịch xảy ra giữa thông tin trên mạng xã hội nhanh nhưng sai lệch với thông tin truyền thông, báo chí, cơ quan ngoại giao chậm nhưng chuẩn xác. Thế nên, nói truyền thông, báo chí trong nước thua thiệt trước mạng xã hội là hoàn toàn sai lầm. Chúng ta cần những thứ chính xác chứ không cần nhanh mà sai lầm. Thông tin về chủ quyền, bảo vệ chủ quyền là những giá trị to lớn không chỉ cung cấp cho người dân mà còn là thể hiện trình độ, vị thế quốc gia trong quan hệ quốc tế. Nó hoàn toàn khác biệt với sự “chém gió”, tự phát trên mạng xã hội.

Sự việc lần này cũng chính là một lần nữa cho dư luận kinh nghiệm về tiếp thu, chọn lọc thông tin trên mạng xã hội. Chớ vội tin theo những lời lẽ xuyên tạc về tình hình chủ quyền quốc gia, chớ vội nghe theo những lời kích động biểu tình gây rối, chống đối lại quốc gia nào.

Việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia cần sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, nhưng là đấu tranh bằng “trái tim nóng và cái đầu lạnh”. Đừng để hiểu sai theo những phát ngôn thiển cận, đừng tự đẩy quốc gia của chúng ta từ thế chủ động, từ thế đúng pháp luật quốc tế về vị trí của những kẻ xâm phạm chủ quyền, những kẻ vi phạm pháp luật quốc tế.

Đừng để những hành vi “vô giá trị” làm chúng ta phải hoang mang, lo sợ. Cứ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và tiếp tục ủng hộ các lực lượng chiến đấu bảo vệ chủ quyền quốc gia một cách có ích nhất.

(Theo Bút Danh)

Bài mới
Đọc nhiều