+
Aa
-
like
comment

Đừng xúc phạm những nhà báo chân chính

An Diễm - 25/09/2021 16:44

Có câu “Người làm sao thì của chiêm bao là vậy”, bản chất con người như thế nào thì sẽ bộc lộ ra qua quan điểm sống, ứng xử xã hội và các hành vi của người đó. Cái gọi là “Luật khoa tạp chí” mới có 1 bài viết về nghề báo với nội dung “Bản chất của báo chí là đối kháng với chính quyền, bất kể chính quyền đó cấp tiến tới đâu”. Nghề báo là công việc vốn để chỉ những xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm. Từ khi nào mà “bản chất” của báo chí lại chỉ để “đối kháng”?

Những phóng viên chân chính đang tác nghiệp.

Trong xã hội này có rất nhiều nghề, và bất kỳ nghề nào cũng đều cao quý, xứng đáng được xã hội tôn trọng. Miễn là người làm nghề phải cống hiến năng lực, sức lao động của mình đem lại giá trị cho xã hội và cộng đồng, tự nuôi sống bản thân, không vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội. Nghề báo, theo Luật báo chí Việt Nam 2016, là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng. Định nghĩa nghề báo thì chỉ có một như vậy, nhưng người làm báo thì rất nhiều, và trong số đó có những kẻ lạm dụng nghề báo để mưu cầu mục đích cá nhân, gây tổn hại cho xã hội.

Luận điệu chối tội, tẩy trắng cho “Luật khoa tạp chí” và Phạm Đoan Trang.

Trong bài viết của “Luật khoa tạp chí”, ta thấy rõ tác hại của những kẻ mạo danh “nhà báo” nhưng phá hoại đất nước ra sao, và ngay cả một quốc gia mang danh tự do như Mỹ cũng phải chật vật như thế nào để “đối phó” với đám “nhà báo” này. Năm 2020, đã có hơn 117 nhà báo bị tạm giữ vì tham gia biểu tình đập phá trong cuộc xung đột sắc tộc tại Mỹ dưới cái mác là “thực hiện nghiệp vụ đưa tin”. Nhiều nhà báo khác trong lịch sử đã bị truy tố vì chống đối các yêu cầu của chính quyền, che giấu nguồn tin trái phép, xúi giục bạo loạn. Dẫn ra những ví dụ này, “Luật khoa tạp chí” công khai cho rằng như vậy là “nghề báo ngay từ đầu đã là đối kháng với chính quyền, bất kể chính quyền đó có dân chủ, cấp tiến đến đâu”. Đây là một lập luận hết sức xảo trá và độc hại, khi cố tình gán ghép vai anh hùng cho những kẻ vi phạm pháp luật. Cần nhớ, bất kỳ ai sống trong xã hội, dù làm bất kỳ nghề gì thì yêu cầu đầu tiên là phải thượng tôn phát luật. Nếu anh đã bị chính quyền xử phạt hoặc bắt giam, xét xử thì điều đó đồng nghĩa với việc anh đã vi phạm luật lệ và các quy định của Nhà nước, gây tổn hại cho xã hội. Có gan làm sai thì cũng có gan chịu phạt. Nếu coi thiểu số “nhà báo” vi phạm pháp luật như một đặc trưng cho “nghề đối kháng” thì “Luật khoa tạp chí” nói thế nào về vô số nhà báo chân chính ngoài kia vẫn đang hăng say cống hiến và được xã hội ghi nhận?

Phóng viên Mỹ bị cảnh sát bắt giữ tại các cuộc biểu tình liên quan đến sắc tộc.

Nói gần nói xa rồi lại quay về Đoan Trang, mục đích chính trong bài viết của “Luật khoa tạp chí”. Cái gọi là “tạp chí” này ngạo nghễ tuyên bố: “Tôi nhìn thấy ở nhà báo Phạm Đoan Trang sự kiên cường của lịch sử làm báo Hoa Kỳ”. Vậy thì, chúng ta cũng sẵn sàng tuyên bố: Chúng tôi nhìn thấy ở Phạm Đoan Trang một kẻ vi phạm pháp luật, phá hoại xã hội như bao kẻ phạm tội mang danh “nhà báo” khác trong lịch sử làm báo Hoa Kỳ. Cách nhìn lệch lạc của “Luật khoa” đòi khỏi những lập luận “lệch lạc” cũng là điều dễ hiểu. Cái gọi là “tạp chí” này kêu gào về những “nhọc nhằn và đày đọa” mà những kẻ như Đoan Trang phải gánh chịu sau khi bị bắt giam. Tội phạm mà cũng muốn được thoải mái ư? Và còn nữa, “tạp chí” này đưa ra một so sánh thô thiển: “Tưởng tượng nếu một ngày nào đẹp trời nào đó, bạn được công an phường gọi lên để giải quyết một mâu thuẫn xóm giềng nhỏ”. Một kẻ chống phá, viết hàng trăm tài liệu xúi giục, thực hiện hàng chục cuộc phỏng vấn nước ngoài cũng nhiều tài liệu kích động khác gây tổn hại đất nước trong một thời gian dài mà lại được ví với “một mâu thuẫn xóm giềng nhỏ” ư? Thiết tưởng với suy nghĩ lệch lạc như thế này thì cũng không cần tranh luận thêm với “Luật khoa tạp chí” nữa.

Có một điều mà bài viết này nói đúng: Đoan Trang không phải nhà báo chuyên nghiệp đầu tiên phải vào tù tại Việt Nam, và sẽ không phải người cuối cùng. Nhiều kẻ mang danh “nhà báo” để phá hoại đất nước cũng đã chịu chung số phận. Và không chỉ “nhà báo”, bất kỳ ai sống trong xã hội văn minh nếu không thượng tôn pháp luật thì đều phải bị pháp luật xử phạt, dù có là giáo sư, bác sỹ, tướng lĩnh, chính trị gia đi nữa.

An Diễm

Bài mới
Đọc nhiều