Đừng vội mừng khi cả tàu Mỹ, Trung xuất hiện trong vùng biển Việt Nam
Mới đây, sự kiện tàu Mỹ, Trung cùng xuất hiện trong vùng biển Việt Nam có kèm hình ảnh được đông đảo dư luận quan tâm. Theo một số hình ảnh cho thấy có 3 con tàu xuất hiện bao gồm: tàu Hải Dương 4 Trung Quốc, tàu chiến USS Gabrielle Gifords Hoa Kỳ và tàu kiểm ngư Việt Nam KN750 trong cùng một khu vực vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Dựa vào thời gian và vị trí chụp ảnh có thể không chỉ có tàu Hải Dương 4 mà rất có thể cả tàu của Mỹ đã đi vào EEZ của Việt Nam. Điều này không hề đáng mừng như dư luận vẫn đồn thổi.
Tàu Mỹ xuất hiện – đừng vội vui mừng
Cụ thể, các hình ảnh chụp tàu khảo sát Hải Dương 4 của Trung Quốc (tàu dân sự), tàu chiến USS Gabrielle Gifords của Hoa Kỳ (tàu quân sự) và tàu kiểm ngư Việt Nam KN750 đang cùng nằm trong cùng một khu vực EEZ của Việt Nam.
Thế nhưng, lần cuối cùng tàu Hải Dương 4 phát tín hiệu là cách bờ biển Việt Nam 205 hải lý, điều đó có nghĩa là nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và loanh quanh trong khu vực này từ 30/6. Hơn thế nữa, là tại thời điểm chụp ảnh có thể không chỉ có tàu Hải Dương 4 mà rất có thể cả tàu USS Gabrielle Gifords của Mỹ đã đi vào EEZ của Việt Nam.
Trong trường hợp này rất có thể là tàu chiến của Mỹ đã đi vào vùng biển EEZ của Việt Nam. Hạm đội 7 của hải quân Mỹ hôm 2-7 xác nhận tàu chiến USS Gabrielle Giffords đang tiến hành nhiệm vụ thường xuyên ở biển Đông.
Theo luật biển quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển mở rộng từ quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo nằm giáp với lãnh hải. Trong khu vực đặc quyền kinh tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. Nó là một trong các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền.
Xét về luật biển, Việt Nam hoàn toàn có nghĩa vụ xem xét thích đáng nhằm bảo đảm không để các quốc gia khác lạm dụng EEZ. Bất kể một nước lớn nào cũng không có quyền viện cớ thực thi quyền hay là vì giúp đỡ mà đưa tàu chiến vào vùng đặc quyền của nước khác “vì mục tiêu hòa bình”, “đảm bảo an ninh hàng hải”. Khi đó câu chuyện không còn đơn giản nằm ở bề nổi là thực hiện mục đích mà họ tuyên bố vi phạm luật pháp quốc tế.
Đối với khu vực sâu trong lãnh hải quốc gia, tàu dân sự có quyền đi lại vô hại nhưng tàu chiến mang cờ phải thực hiện nghĩa vụ thông báo trước. Nghĩa vụ này hiện nay được rất nhiều quốc gia chấp nhận nhưng chỉ có Hoa Kỳ là luôn ra sức phản đối. Vì họ là nước lớn và thích chơi luật rừng hơn và tội gì phải đi xin phép, rồi thông báo với kẻ dưới cơ mình.
Ở biển Đông, đối với những khu vực chủ quyền và quyền thuộc chủ quyền của Việt Nam, thì bất cứ tàu nào không mang cờ Việt Nam mà có các hoạt động đi ngược lại với các nguyên tắc quốc tế thì đều có thể nhận được cách đối xử cứng rắn nhất. Vậy tại sao dư luận dường như mừng thầm khi thấy sự xuất hiện của tàu chiến Mỹ ở vùng biển EEZ của Việt Nam?
Việc lên án một tàu thăm dò xâm phạm các quyền tại vùng đặc quyền kinh tế là đúng nhưng nó trở nên ngớ ngẩn nếu tiếp tục hả hê sung sướng khi có thêm một tàu chiến của một nước thứ ba đi vào khu vực này. Chúng ta cần hết sức tỉnh táo để nhìn nhận sự việc này.
Không nên lầm tưởng họ sẽ giúp Việt Nam vô điều kiện
Có hay không việc Mỹ sẽ giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo vô điều kiện? Dĩ nhiên là không rồi. Đồng thời, chúng ta cũng đừng mong Trung Quốc tự cắt “chiếc lưỡi bò” mà họ dày công vẽ ra. Mỹ đưa tàu chiến ngăn cản tàu thăm dò của Trung Quốc để giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền là chuyện hão huyền. Nếu có thật thì họa chăng là lợi ích của Mỹ bị Trung xâm phạm.
Chúng ta cần nhìn lại sự việc đã trải qua vào giữa tháng 6 vừa rồi, khi tàu Hải Dương 4 đi vào lãnh hải thuộc EEZ của Việt Nam nhằm gây áp lực về hoạt động khai thác dầu với các đối tác quốc tế ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam Việt Nam. Liệu có ai lên tiếng ra mặt đứng về phía Việt Nam?
Tuy đến hôm 20-6 con tàu này có rời đi nhưng phần mềm theo dõi tàu được trang Benar News sử dụng cho thấy tàu Hải Dương 4 cách bờ biển Việt Nam khoảng 205 hải lý hôm 30-6 – ngày cuối cùng nó phát tín hiệu địa điểm.
Theo Eurasia Review, Trung Quốc thường gửi các tàu khảo sát đến vùng biển tranh chấp hoặc EEZ của các quốc gia khác để gây sức ép buộc họ không được khai thác tài nguyên. Đây là việc làm hết sức vô lý, vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế trên biển Đông.
Từ đó chúng ta cần có cái nhìn đa chiều, phải hiểu và hết sức tỉnh táo để không vì lợi ích trước mắt mà bị lôi kéo. Cả nước cần đồng thuận, ủng hộ các phương châm bảo vệ biển đảo của Đảng, Nhà nước để không làm phức tạp tình hình Biển Đông và an ninh trật tự xã hội.
Han Cao
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả