+
Aa
-
like
comment

Đừng lôi kéo trẻ em vào bạo loạn của người lớn

Hải Anh - 30/03/2021 15:29

Dường như những bạo loạn tại Myanmar đã bước lên một “tầm cao” mới, mà ở đó, trẻ em, những thế hệ mầm non, đang bị đem ra làm công cụ, làm lá chắn trong những cuộc xung đột giữa người biểu tình và chính quyền quân sự. Thế nhưng, thay vì lên án, thay vì lo sợ cho sự an nguy của các em, thì Việt Tân cũng những kẻ chống phá lại lấy hành động đó làm “gương sáng tạo”, lại đi tôn vinh cái hành vi xâm hại quyền trẻ em một cách trắng trợn ấy…

Việt Tân cổ xúy cho hành vi đưa trẻ em đi biểu tình.

Vừa qua, trang mạng Việt Tân liên tục đăng tải các bài viết về bạo loạn ở Myanmar, chúng không dừng lại ở việc kích động, cổ suý thanh niên Việt Nam mà còn ca ngợi kiểu “người biểu tình Myanmar dũng cảm”, “thiên thần Myanmar”, “nhiều em bé xuống đường tham gia cuộc biểu tình phản đối sự tàn ác của bọn độc tài quân phiệt Myanmar”… rồi mang Việt Nam ra để so sánh, để hằn học. Chúng tôn thờ những “sáng kiến” của người biểu tình Myanmar: “Điểm cốt yếu của Đấu tranh Bất bạo động ngoài vấn đề sáng tạo còn một yếu tố nữa đưa đến thành công là có số đông và kỷ luật. Số đông để tạo được tiếng vang lớn trên mặt trận truyền thông, số đông để đánh tan sự sợ hãi của mỗi cá nhân và số đông để không ai sẽ là điểm nhắm của bạo quyền. Kỷ luật để không ai làm khác, không ai xé lẻ, mọi người đều làm đồng loạt để tạo được tác động lớn. Sáng Tạo – Số Đông và Kỷ Luật người dân Myanmar đều có đủ, cuộc đấu tranh này ắt sẽ thành công”.

Thật nực cười khi năm lần bảy lượt Việt Tân lấy sự bất ổn, bạo loạn, biểu tình và mất mát của nhân dân làm tiêu chí của “dân chủ”, trở thành hình mẫu để Việt Nam phải “học hỏi”, lấy đó làm “thông điệp tiến bộ”. Càng hô hào, chúng càng thể hiện sự bất chấp, u mê, ngu muội. Càng lộng ngôn, vu cáo dân tộc Việt Nam “không đoàn kết”, chính chúng càng trở thành kẻ lạc loài khi đi ngược lại tinh thần của cả dân tộc Việt Nam. Hơn nữa, những đứa trẻ 2,3 tuổi, chúng biết gì về biểu tình, những đôi mắt ngây thơ, trong sáng của các em, hầu hết không ý thức được việc mình đang làm, chỉ tham gia theo yêu cầu của người lớn. Điều này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức, gây hệ quả xấu đối với các em, là thế hệ tương lai của đất nước.

Chắc chắn các em chưa đủ nhận thức để hiểu thế nào về “khủng bố”, là chính quyền quân sự, thế nào là lợi ích dân tộc. Chỉ đơn giản, bố mẹ, người thân bảo sao thì các em làm vậy! Cũng có thể chỉ vài ba gói kẹo, lời khen thưởng sau mỗi lần tham gia, là niềm vui duy nhất của các em. Việc đưa trẻ em vào bạo loạn tại Myanmar có thể thấy “dân chủ”, “nhân quyền” đang làm hại chính đất nước Myanmar như thế nào. Chỉ vì mưu đồ chính trị, mục đích của người lớn mà trẻ em lại được đưa ra như công cụ của những kẻ bất lương. Một đứa trẻ vừa được sinh ra, họ mặc chuyện thế sự đúng sai, bắt chúng phải thực hiện theo ý họ, có vẻ người lớn đang cố “tẩy não” của những đứa trẻ thì đúng hơn.

Những đứa trẻ có nhận thức được việc mình đang làm hay không?
Những đứa trẻ có nhận thức được việc mình đang làm hay không?

Vì những cuộc biểu tình nhỏ, mà gây ra nội chiến lớn; vì những sự giận dữ của những cái đầu nóng, mà đưa đất nước vào cuộc chiến chỉ còn lại những tiếng súng; vì giấc mộng mùa xuân nào đó, mà người dân đã tự đánh đổ hạnh phúc của bao thế hệ con trẻ… Và thử nghĩ, nếu sự việc đó xảy ra tại đất nước Việt Nam, khi trẻ em Việt Nam cũng bị đưa vào các cuộc biểu tình, bạo động? Dư luận, xã hội sẽ nhìn nhận như thế nào về hình ảnh những đứa trẻ em đứng trong vòng hiểm nguy? Những đứa trẻ tội nghiệp, mặc những chiếc áo được viết vẽ nguệch ngoạc, tay cầm biểu ngữ chửi chính quyền, miệng hô hào những câu mà có lẽ ở tuổi ấy, các em chưa thể hiểu mình đang nói những gì. Những đứa bé ấy được tiêm nhiễm vào đầu tư tưởng phá hoại, khi chúng còn chưa được học những kiến thức cơ bản về cuộc sống, liệu những mầm non tương lai của đất nước Việt Nam sẽ như thế nào?

Những đứa trẻ đáng ra cần phải cắp sách đến trường, học hỏi kiến thức thì lại được những người thân của chúng mang theo trong những cuộc biểu tình gieo vào đầu chúng những toan tính đê hèn của người lớn. Những đứa trẻ thay vì được học hát thì lại được học những câu chửi tục. Quyền con người mà cụ thể là quyền trẻ em của những đứa bé ấy ở đâu ? Dân chủ nhân quyền là gây hại cho trẻ em như thế sao? Trẻ nhỏ cần được vui chơi đúng với lứa tuổi của chúng chứ không phải trở thành công cụ, thành lá chắn cho những người làm cha làm mẹ tham gia “đấu tranh”.

Những đứa trẻ Myanmar bị đem ra làm lá chắn cho người biểu tình.
Những đứa trẻ Myanmar bị đem ra làm lá chắn cho người biểu tình.

Đất nước Myanmar biến thành nội chiến, an ninh bị phá vỡ, ngoại bang nhúng tay kích động, bạo loạn, đốt phá xí nghiệp nước ngoài đang làm ăn trên đất nước Myanmar diễn ra như cơm bữa. Thậm chí, nhiều kẻ nhân danh “dân chủ” tuyên bố sởn người “cứ một người biểu tình bị chết, một xí nghiệp Trung Quốc sẽ bị đốt” – cả vùng trời tang tóc, khói lửa diễn ra, chưa có hồi kết, đất nước không thấy được ngày mai. Hậu quả của cái gọi là đấu tranh dân chủ, đa đảng là toàn dân chia cắt, không làm chủ được đất nước, đẩy quốc gia vào cảnh loạn lạc. Nguy hại hơn, là sau đó liệu doanh nghiệp nước ngoài nào sẽ liều lĩnh đến đây mở phân xưởng, công ty, xí nghiệp?

Người mẹ Myanmar khóc vật vã khi đứa con chỉ mới 15 tuổi của mình đã chết trong cuộc biểu tình.
Người mẹ Myanmar khóc vật vã khi đứa con chỉ mới 15 tuổi của mình đã chết trong cuộc biểu tình.

Cổ súy cho biểu tình, bạo loạn, lật đổ vốn là điều không mới đối với các tổ chức chống phá, với mục đích lợi dụng những sự kiện nhạy cảm, phức tạp, được dư luận quan tâm, để tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống phá. Nhưng một dân tộc mạnh là dân tộc đoàn kết, trên dưới một lòng cùng nhau xây dựng chứ không phải là phá hoại và tàn sát lẫn nhau. Người Việt Nam cảm thông với tình cảnh của đất nước và con người Myanmar, nhưng can thiệp nội bộ hay “học” những điều rối ren thì chúng tôi tuyệt đối không làm.

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Bài mới
Đọc nhiều