+
Aa
-
like
comment

Đừng đánh đồng Việt Nam với Trung Quốc trong công cuộc chống dịch Covid-19

Bảo Trâm - 10/04/2020 16:29

Bài ca “Việt Nam giấu dịch” chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã nghe mòn tai từ đầu mùa dịch Covid-19 đến nay. Nhưng kể từ khi BN17 xuất hiện, mức độ trinh thám hơn cả thám tử Sherlock Holmes của người dân Việt như tìm ra tên tuổi, địa chỉ nhà ngay khi tên tuổi của BN17 còn chưa được công bố, cứ ngỡ rằng bài ca ấy đã tắt.

Nhưng không, với sự chày cối, ngang ngược thì một số thành phần vẫn không thể chấp nhận sự thật Chính phủ Việt Nam quá tôn trọng người dân mà bày hết sự thật để cả nước cùng nắm bắt. Ngày qua ngày, chúng vẫn tìm mọi cách soi mói, thêm thắt để đánh lại mọi người hát lại bài ca “giấu dịch” ngỡ đã được lãng quên.

Mới đây, tài khoản Nguyên Tống lại lu loa lên, tỏ vẻ mình thông minh hơn người: “5 ngày “cách ly toàn xã hội” đã trôi qua mà chưa có ca nhiễm cộng đồng nào “hiện hình”. Điều đó nói lên cái gì? Nguy cơ không có mà cứ làm quá lên hay các con số công bố không đúng?”. Thậm chí còn chày cối tỏ ý nói rằng Việt Nam giấu dịch như Trung Quốc đã làm.

Nghe thật ngộ nghĩnh, giờ chẳng lẽ phải có ca nhiễm ngoài cộng đồng với con số nhảy vọt như Mỹ, Ý…thì anh mới hài lòng? Hay tới lúc đó, anh lại bù lu bù loa lên chửi bới rằng Việt Nam kiểm soát dịch không tốt, Việt Nam vỡ trận. Gì cũng nói được, đúng là “lưỡi không xương trăm đường lắt léo!”

Giờ chúng ta hoạt động não một tí, ví dụ người nhà của bất kể ai trong gia đình anh bị nhiễm Covid-19, nhưng trên các phương tiện truyền thông không hề có tên của họ, không lẽ gia đình anh hay họ hàng anh không biết? Ngược lại chắc anh đã là người la làng la xóm chửi rủa đầy mạng xã hội trước rồi cũng nên.

Cứ cho rằng gia đình anh im lặng vì được bảo thế, vậy thì những người hàng xóm đáng quý, những đứa trẻ ngây thơ chắc không lên MXH mà biên vài dòng trạng thái nhằm kiếm thêm ít lượt yêu thích với nội dung “Chuyện động trời ở xóm tôi!”.

Ngay cả lịch trình hoạt động, đi lại của một người nào đó mà các Sherlock Holmes Việt nam còn tìm ra được trong vòng vài giây thì một con người, hay hàng trăm con người mà Nguyên Tống đang bảo là Việt Nam giấu diếm vì căn bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Liệu có hợp lí?

Đây mới chỉ là lí luận đời thường để chứng minh lời suy diễn của Nguyên Tống hoàn toàn phi lí và chính Nguyên Tống cũng đang quá xem thường người dân Việt Nam. Hàng triệu người dân ngoài kia, chẳng lẽ chỉ mình Nguyên Tống thông minh hơn người mà anh lại dám bô ba rằng “Nhưng đáng ngạc nhiên là có NHIỀU NGƯỜI DÂN lại không nhìn thấy điều đó mà chỉ thấy không công bố ai chết là may rồi, hết dịch rồi, chiến thắng rồi. Xuống đường ăn mừng, cảm ơn đảng và chính phủ thôi. Chán…”

Người dân đang chán anh thì đúng hơn nhiều!

Từ lâu, Việt Nam đã là một thành viên của tổ chức y tế thế giới (WHO) – một cơ quan của Liên Hiệp Quốc. Trong công pháp quốc tế, có một nguyên tắc rất trọng yếu đó là tận tâm tận lực thực hiện tất cả các cam kết quốc tế (pacta sunt servanda) quy định tại điều 2.2 hiến chương Liên hợp quốc. Việt Nam theo đó bắt buộc phải minh bạch trong việc cung cấp số liệu, đổi lại chúng ta sẽ nhận được sự hỗ trợ toàn cầu của WHO. Vậy thì dại gì mà Việt Nam lại đi giấu nhỉ? Giấu vì không cần nhận sự hỗ trợ? Có ai điên mà lại muốn vậy không, đến con nít còn muốn nhận hỗ trợ khi gặp khó khăn thì thử hỏi một quốc gia đang gặp bệnh dịch lại muốn từ chối!?

Báo chí nước ngoài khen không ngớt lời công cuộc chống dịch tại Việt Nam

Việt Nam ta đã ngăn chặn dịch ngay từ ngày đầu nghe tin có virus lạ từ Trung Quốc, phần vì biết sức lực có hạn, phần vì muốn đảm bảo sức khỏe của người dân. Nếu giấu dịch, các số liệu để phân tích dịch tễ học sẽ sai bét nhè, mọi công tác chống dịch đều trở nên vô nghĩa.

Dù sai số tiềm tàng trong nghiên cứu dịch đến từ sai số hệ thống hay sai số do tỷ lệ chọn cũng sẽ ảnh hưởng đến đo lường tần số bệnh trạng, tỷ suất mới mắc và hiện mắc (prevalence) cũng như nghiên cứu bệnh-chứng. Việc này đi ngược lại nỗ lực trì hoãn đỉnh dịch và giảm độ cao đỉnh dịch, sai càng thêm sai. Vậy giấu dịch lợi hay hại chắc ai cũng tự có câu trả lời rồi nhỉ?

Còn Việt Nam có đang làm quá lên không khi bắt hàng triệu học sinh nghỉ học, bắt buộc cách ly xã hội trong khi ca mắc đang giảm dần, ca nhiễm trong cộng đồng không có. Đó đâu thể gọi là “làm quá”, đó là lo xa, xin nhấn mạnh là LO XA.

Cho 10 triệu học sinh nghỉ học chính là để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính học sinh và của cả người dân.

Hãy nhìn Mỹ, các nước Châu Âu thời điểm hiện tại, tình trạng vỡ trận, ngàn người khóc thương, hối hận mỗi ngày vì đã quá xem thường “Cô Vy”. Họ không đeo khẩu trang, đi học, đi làm như bình thường mặc dù đã có số ca nhiễm, thậm chí các hoạt động hàng trăm ngàn người vẫn diễn ra mặc cho số ca nhiễm đã ở mức báo động.

Việt Nam ta không thể thờ ơ, bỏ mặc sức khỏe người dân như họ được Nguyên Tống à. Họ có nguồn lực mạnh, họ giàu có hơn Việt Nam ta, Việt Nam ta chỉ có tình người là vô hạn nên việc bảo vệ sức khỏe cho toàn dân chính là việc Chính phủ Việt Nam phải lo lắng đến mất ăn mất ngủ.

10 triệu học sinh cả nước được nghỉ học tránh dịch chính là biện pháp hữu hiệu nhất mà Chính phủ, Bộ Giáo dục có thể làm để đảm bảo sức khỏe cho các em. Ý tốt đó lẽ ra phải được phụ huynh cả nước cảm kích, thay vì lấy nó làm cớ để đả kích Chính phủ. Nếu Nguyên Tống có con nhỏ mà vẫn hành xử như thế thì dân gian ta thường nói rằng Nguyên Tống đang “lấy oán báo ân” đấy.

Sáng 9/4, Việt Nam không có ca COVID-19 mới, một nửa trong 251 ca bệnh đã khỏi

Trong tâm lý học học hành vi có một khái niệm là “yếu tố thúc đẩy quyết định của con người”. Bằng việc liên tục đưa ra các ca nhiễm trung thực, chính xác, Chính Phủ mới có thể khiến người dân hiểu chính xác tình hình dịch bệnh đang diễn biến thế nào từ đó mới nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn của Nhà nước và nâng cao ý thức phòng dịch cộng đồng.

Trong cuộc chiến này, để chiến thắng cần có sự đồng lòng đi kèm với sự hiểu biết. Đừng tự tỏ ra thông mình hơn người, trong khi mình chỉ là “ếch ngồi đáy giếng” đi phân tích lung tung rồi gây hoang mang cho xã hội.

Bảo Trâm

Bài mới
Đọc nhiều