+
Aa
-
like
comment

Dùng 600 cây tre làm cầu 100 m qua xóm giữa sông

22/12/2019 17:44

Sau mùa lũ, người dân xóm Lân, xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi đốn tre dựng lại cầu nối ốc đảo giữa sông Trà Khúc với đất liền.

Dùng 600 cây tre làm cầu 100 m qua xóm giữa sông
Cây cầu tre này nối bờ Bắc sông Trà Khúc ở xã Tịnh Long với xóm Lân vừa được hoàn thành sau 8 ngày với công sức của 60 người. Cầu được tháo dỡ trước mùa lũ và lắp lại khi lũ qua. Xóm Lân trước đây là một mỏm đất chìa ra sông, những năm cuối thập niên 1970, xói lở chia cắt xóm thành một ốc đảo giữa sông. Trước đây, xóm có khoảng 200 hộ dân, hiện nay còn khoảng 60 hộ.
Dùng 600 cây tre làm cầu 100 m qua xóm giữa sông
Cầu dài 100 m với khoảng 600 cây tre mới đốn và tre cũ giữ lại khi tháo dỡ cầu. Ngoài các thanh ngang và trụ, cầu còn có các thanh giằng hai bên để thêm chắc chắn.
Dùng 600 cây tre làm cầu 100 m qua xóm giữa sông
Trai tráng ở xóm Lân dùng búa đóng để thanh tre trụ cầu lún sâu 1-2 m vào lòng sông.
Dùng 600 cây tre làm cầu 100 m qua xóm giữa sông
Anh Cao Thanh Tường nghỉ ngơi sau khi đóng cọc. “Việc đốn tre, đóng cọc, cột… chiếm nửa thời gian làm cầu”, anh Tường cho biết.
Dùng 600 cây tre làm cầu 100 m qua xóm giữa sông
Những cây tre được vót mắt để làm “dầm ngang” của cầu.
Dùng 600 cây tre làm cầu 100 m qua xóm giữa sông
Những người đàn ông lớn tuổi vác tre tiếp tế cho trai tráng làm những việc nặng hơn.
Dùng 600 cây tre làm cầu 100 m qua xóm giữa sông
Người đàn ông này từ Lâm Đồng về quê để dự đám tang người thân. “Tui đi mấy trăm km về đây thấy bà con làm cầu mình cũng làm luôn”, ông nói.
Dùng 600 cây tre làm cầu 100 m qua xóm giữa sông
Ông Đỗ Trận, 63 tuổi, vót lạt để buộc thanh ngang với trụ cầu. Ông đã làm cầu từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay. “Làm cái cầu này công phu tỉ mỉ lắm”, ông nói.
Dùng 600 cây tre làm cầu 100 m qua xóm giữa sông
Lạt ông Trận vót được cột nhiều vòng giúp cầu tre vững chắc.
Dùng 600 cây tre làm cầu 100 m qua xóm giữa sông
Trước đây, cầu được làm hoàn toàn bằng tre nhưng các năm gần đây mặt cầu được trang bị bằng các tấm thép. “UBND xã hỗ trợ xóm Lân 15 triệu đồng mỗi năm gồm tiền sắt thép, kẽm… để làm cầu và tiền đò”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tịnh Long cho biết.
Dùng 600 cây tre làm cầu 100 m qua xóm giữa sông
Thép được buộc vào thanh tre bằng kẽm. “Chúng tôi sẽ làm thêm thành cầu để trẻ em đi qua không bị ngã, trước giờ mọi người đi qua cầu này đều an toàn”, ông Huỳnh Lộc, 60 tuổi, nói.
Dùng 600 cây tre làm cầu 100 m qua xóm giữa sông
Trẻ em đi lại khi cầu dựng xong, mặt cầu được lắp tấm thép.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tịnh Long cho biết, năm 2003, sau khi di dời 140 hộ do sạt lở, xóm Lân còn 39 hộ. Do Nhà nước không thu hồi đất cũ nên nhiều người dân đã tái định cư vẫn sản xuất trong xóm cũ. Một số người tách hộ về lại xóm Lân làm số hộ dân hiện nay tăng lên gần gấp đôi số chưa di dời.

Khi có dự án tái định cư cho tuyến đường Sa Huỳnh – Dung Quất, chính quyền đã đề nghị người dân xóm Lân tái định cư theo dự án này. Nhưng nhiều người không đồng ý vì theo quy định khi cấp đất tái định cư phải thu hồi đất cũ, không có đất sản xuất.

“UBND xã đang kiến nghị cấp trên có phương án bồi thường, tái định cư cho người dân xóm Lân trong thời gian tới”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tịnh Long nói.

Phạm Linh/VE

Bài mới
Đọc nhiều