Dự thảo đổi tên “xe buýt” thành “xe khách thành phố” của Bộ GTVT, một dự thảo gây tranh cãi vô bổ
Vừa đưa ra hội thảo xin ý kiến trình Luật Giao thông sửa đổi, trong đó nội dung đổi tên xe buýt thành xe khách thành phố đã nhận được hàng loạt ý kiến phản hổi.
Dư luận cho rằng Bộ Giao thông trình đổi tên mới cho xe buýt nhằm mục đich gì? Hay chỉ với mục đích thay tên đổi họ cho mới. Có người còn giận dữ nói rằng chả lẽ Bộ Giao thông đã hết việc hay sao mà phải đổi tên xe buýt, một cái tên đã trở nên quá đỗi quen thuộc và gắn bó với cư dân ở các thành phố tại Việt Nam. Không những thế nó còn là cái tên dễ nhớ, dễ đọc đối với du khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Vậy chả có lý do gì phải bắt nó phải bắt nó phải mang một cái tên mới.
Dư luận cho rằng hiện nay Bộ GTVT nên tập trung trí tuệ nhân lực để tháo gỡ khó khăn nhằm sớm đưa đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đi vào hoạt động nhằm giải quyết nhu cầu giao thông và tránh lãng phí. Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch giao thông, xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho đường cao tốc Việt Nam, xây dựng tiêu chí giám sát kỹ thuật cho đường cao tốc Bắc Nam, sao cho đường cao tốc phải được xây dựng với tốc độ cao nhất, với chất lượng tốt nhất. Có giải pháp tháo gỡ nhằm giảm nhanh và giảm ngay tình trạng ách tắc giao thông, tại các thành phố lớn.
Chúng ta đều biết hiện nay tốc độ phát triển xe buýt tại Hà Nội và các thành phố lớn khác đang rất chậm, công suất vận chuyển xe buýt với năng suất vận chuyển thấp. Nguyên nhân chủ quan có, khách quan có nhưng nguyên nhân chính vẫn là do sự phối hợp giữa bộ ngành và quy hoạch đô thị. Thời gian chạy xe chậm mất nhiều thời gian, nên dân không mặn mà với mô hình này. Tuyến BRT ở Hà Nội được đầu tư bài bản nhưng không mang lại hiệu quả. Hiện nay nó không những không mang lại hiệu quả mà còn là tác nhân gây ùn tắc. Nhiều tuyến xe buýt chạỵ không có người, đi lưa thưa vài khách thu không bù nổi chi, có nguy cơ phải đóng cửa. Bài toán xe buýt thực sự là bài toán khó đang cần Bộ GTVT phải tập trung sức lực để giải quyết càng nhanh càng tốt. Một vấn đề nữa cần tập trung là giải quyết dứt điểm những vấn đề liên quan đến công tác thu phí sao hợp lý, sao cho ích nước, lợi nhà.
Một điều mà dư luận đặc biệt cần quan tâm và đòi hỏi ở Bộ GTVT những giải pháp hữu hiệu đó là trong lúc phương tiện công cộng như xe buýt tại các thành phố lớn chưa thực sự phát huy tác dụng, chưa phát huy hết công suất do chưa có giải pháp hợp lý, thì các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy thì tăng trưởng một cách khó kiểm soát. Các tuyến metro tại Hà Nội, TP.HCM liên tục đội vốn và chậm tiến độ.
Dư luận cho rằng đây thực sự mới là những vấn đề cấp bách và nhức nhối cần phải tập trung giải quyết chứ không phải việc đổi tên trạm thu phí thành trạm thu giá, đổi tên xe buýt thành xe khách thành phố như Bộ GTVT đề xuất. Có người còn đùa rằng với các đề xuất liên tục của Bộ GTVT thì mai kia các phương tiện khác máy bay, tàu hoả, tàu thủy cũng chưa chắc còn được mang cái tên như nó vốn có. Vì vậy đề nghị Bộ GTVT cần có những quan tâm đúng và trúng những mục tiêu quan trọng đang được dư luận quan tâm. Cái gì có lợi cho dân thì phải làm bằng được, cái gì không mang lại lợi ích cho dân, cho nước thì phải kiên quyết dừng lại.
Đỗ Mạnh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả