+
Aa
-
like
comment

Dự đoán lý do diễn ra cuộc chửi bới kinh hoàng Nhà Xuất bản Giáo dục

19/10/2020 14:59

Về cơ bản, các bậc phụ huynh đang bị dắt mũi một cách ác liệt. Vụ chửi bới dã man, kiểu bới bèo ra bọ này, nhiều khả năng liên quan đến đánh đấm nhau vì tranh giành lợi ích nhóm.

Bác Hồ đã từng dạy: Phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt nhưng có vẻ nhiều người không nghe lời Bác.

Nội dung sách thì tôi không bàn, vì thực ra moi móc chửi bới không thuyết phục lắm. Nhưng, bóng dáng lợi ích nhóm thì ẩn hiện sau những trang sách của học sinh.

Bộ sách Cánh Diều là của Cty Cổ phần đầu tư xuất bản – thiết bị giáo dục Việt Nam (viết tắt là VEPIC), mà nhạy cảm ở chỗ, ông Ngô Trần Ái, nguyên Giám đốc NXB Giáo dục (NXBGD) liên quan chặt chẽ đến cty này. Không những thế, ông này lại giữ cương vị Trưởng ban chỉ đạo biên soạn sách khoa mới.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết là tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, cũng là tổng chủ biên viết ra cuốn sách lớp 1 này. Ông Thuyết là trí thức, cũng là viết thuê ăn nhuận bút thôi.

Ông Nguyễn Minh Thuyết là tổng chủ biến cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 nhiều tranh cãi vừa qua.

Công ty Cổ phần đầu tư xuất bản – thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) đăng ký thành lập ngày 27/7/2016, người đại diện theo pháp luật là ông Ngô Trần Ái. Thời điểm thành lập VEPIC, ông Ngô Trần Ái vẫn đang là Cố vấn cấp cao Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Đặc biệt, ông Ngô Trần Ái lúc này vẫn đang giữ cương vị Trưởng ban chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa mới.

Trong số 7 cổ đông sáng lập VEPIC, có 3 đơn vị thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, bao gồm: Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục phương Nam, góp 12 tỷ đồng, chiếm 11,038% cổ phần theo nghị quyết số 349/NQ-HĐQT ngày 14/9/2016; Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Đà Nẵng, góp 6 tỷ đồng, chiếm 5,519% cổ phần theo văn bản số 416/CV-DEIDCO ngày 18/7/2016, cử ông Nguyễn Quang Dũng – Phó tổng giám đốc công ty làm người đại diện phần vốn góp tại VEPIC. Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội (HEID), góp 12 tỷ đồng, chiếm 11,038% cổ phần, góp vốn theo Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐQT ngày 21/7/2016 với sự nhất trí 100% của 5 thành viên Hội đồng quản trị. 5 thành viên này gồm các ông bà: Ông Ngô Trần Ái – Chủ tịch danh dự Hội đồng quản trị; ông Mạc Văn Thiện – Chủ tịch Hội đồng quản trị; ông Vũ Bá Khánh – Phó chủ tịch Hội đồng quản trị; bà Trần Thị Như Hà – Ủy viên; Bà Dương Thị Việt Hà – Ủy viên. Quyết định cử ông Vũ Bá Khánh làm người đại diện phần vốn góp của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội tại VEPIC.

VEPIC có là sân sau của Nhà xuất bản Giáo dục vẫn là một dấu chấm hỏi đang chờ câu trả lời.

Đại hội đồng cổ đông VEPIC năm 2017 diễn ra ngày 14/1/2017 tại tòa nhà HEID ngõ 12 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội mà Công ty Cổ phần đầu tư phát triển giáo dục Hà Nội (HEID) là chủ sở hữu. Khi đó Chủ tịch Hội đồng quản trị VEPIC là ông Vũ Bá Khánh, đại diện góp vốn của HEID vào VEPIC. Ngoài ra, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam còn một đơn vị thành viên nữa cũng “thống nhất góp vốn” thành lập VEPIC. Đó là Công ty Cổ phần sách giáo dục tại thành phố Hà Nội, thống nhất góp vốn 2 tỷ đồng thành lập VEPIC theo Báo cáo hoạt động của ban kiểm soát năm 2016 tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, số 01BCBKS/2017 ngày 25/3/2017. Như vậy có thể thấy, tuy VEPIC không phải thành viên trực thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhưng cũng “từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam” mà ra.

Ít nhất có 3 đơn vị thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là cổ đông sáng lập của VEPIC, chiếm 27,595% cổ phần doanh nghiệp này. Lúc thành lập VEPIC, ông Ngô Trần Ái khi đó là Chủ tịch danh dự Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội (HEID), là một trong 5 người bỏ phiếu nghị quyết của HEID về việc góp vốn thành lập VEPIC.

Ở góc độ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, thời điểm thành lập VEPIC ông Ngô Trần Ái là Trưởng ban chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa mới kiêm Cố vấn cao cấp Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Thế nên, miếng bánh béo bở mà không đánh đấm giành giật nhau mới lạ. Chỉ khổ các bậc phụ huynh lên mang tranh luận mấy ngày nay.

Đứng trước thực trạng này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiêm túc tiếp thu vấn đề cử tri nêu về sách giáo khoa, sẽ có công bố chính thức để rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm nếu vi phạm. Với công tác phòng chống tham nhũng, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “không có vùng cấm”, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, chặt chẽ và “chúng ta đã thực hiện tốt khâu này, việc này trong thời gian qua”.

Phạm Dương Ngọc

* Baì viết mang quan điểm và văn phong riêng của tác giả 

Bài mới
Đọc nhiều