+
Aa
-
like
comment

Đồng Tâm: Luật sư chỉ biết lên mạng nói ngoa?

Bảo An - 01/03/2021 10:44

Những ngày gần đây, hội “Hợp tác xã Luật sư toàn thua” liên tục lên mạng xã hội để tung hỏa mù liên quan đến việc xét xử phúc thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra ngày 09/01/2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thay vì nghiên cứu pháp luật, thay vì thực hiện đúng đạo đức của một luật sư, những người này cố tình lợi dụng vụ án hình sự, hướng lái chính trị hóa, “tung hỏa mù” hòng làm thay đổi bản chất vụ án.

Luận điệu tung hỏa mù xung quanh phiên tòa phúc thẩm vụ án Đồng Tâm của Việt Nam Thời Báo.
Luận điệu “tung hỏa” mù về phiên tòa phúc thẩm vụ án Đồng Tâm của Việt Nam Thời Báo.

Vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại Đồng Tâm đã diễn ra hơn 1 năm nhưng những nỗi đau mà nó mang lại thì vẫn tiếp diễn. Sau phiên tòa sơ thẩm, 6 bị cáo đã có đơn kháng cáo. Theo kế hoạch, phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra trong 3 ngày và bắt đầu từ ngày 08/3. Đây cũng chính là thời điểm các hội viên của “Hợp tác xã luật sư toàn thua”, hay còn được gọi là “Hợp tác xã luật sư kịch khung”, ráo riết lên mạng xã hội tung ra các thông tin lệch lạc nhằm đánh tráo bản chất vụ án và tấn công phiên toàn sắp sửa diễn ra.

Luật sư: chỉ biết lên mạng nói ngoa?

Trong vụ án Đồng Tâm, có thể thấy từ phiên tòa sơ thẩm cho đến hiện tại, khi phiên tòa phúc thẩm sắp diễn ra, nhiều luật sư vẫn cố tình lợi dụng vụ án để tuyên truyền những luận điệu sai trái. Trong đó, những cái tên như Phạm Lệ Quyên, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Quốc Tiến, Ngô Ngọc Trai, Lê Văn Hòa liên tục lên mạng xã hội cũng như trả lời, cung cấp thông tin cho báo chí nước ngoài những nội dung thiếu khách quan, phiến diện, sai sự thật về vụ án tại Đồng Tâm nhằm công kích chính quyền.

Trong đó, những luận điệu mà các đối tượng rêu rao có thể kể đến như: “một số bị cáo kêu oan nhưng do mẫu không có phần kêu oan nên chỉ có thể xin giảm nhẹ hình phạt”, “Xác suất họ được xét xử công bằng và minh bạch trong phiên phúc thẩm tới đây hầu như rất thấp”…

Thậm chí, Lê Văn Hòa – một luật sự trong vụ án – vẫn tiếp tục tung ra những luận điệu không có tình người khi xuyên tạc sự hy sinh của 3 chiến sĩ Cảnh sát bằng luận điệu: “Để làm rõ vụ án này trong đó các bị cáo có phạm tội giết người hay không thì cũng phải làm rõ ràng là việc 3 các chiến sĩ Công an mà chết đấy, có đúng là người ta chết ở dưới cái hố mà giáp ranh giữa cái nhà bị cáo Lê Đình Chức với nhà ông Lê Đình Hợi người hàng xóm hay không… Chúng tôi cũng đề nghị là các cơ quan chức năng phải tổ chức thực nghiệm điều tra lại cái hiện trường để làm rõ việc kết tội người ta có đúng là giết ba chiến sĩ công an đó hay không”.

Hay như Đặng Đình Mạnh, dù là luật sự nhưng không đưa ra lập luận dựa trên chứng cứ, tài liệu thu thập được và các quy định của pháp luật mà tiếp tục rêu rao các thông tin sai trái, mang tính nhận định hết sức phiến diện, chủ quan khi cung cấp thông tin cho VOA Tiếng Việt: “Có thể trong thâm tâm, nhóm được chuyển tội danh đó cho rằng họ bị oan, nhưng với việc bị ‘cọ xát’ trong trong quá trình điều tra vụ án, chúng tôi nghĩ rằng họ đã quá hoảng sợ, và họ e sợ với những việc có thể gặp phải nếu tiếp tục theo đuổi quá trình tố tụng và kêu oan”.

Bằng những lập luận được đưa ra, nhóm “Hợp tác xã luật sư kịch khung” đang cố tình xuyên tạc vụ án tại Đồng Tâm, xuyên tạc tính khách quan của hệ thống tư pháp, vu khống chính quyền.

Đôi lời nhắn gửi “hợp tác xã luật sự kịch khung”

Luật sư được biết đến là những người am hiểu quy định của pháp luật, tham gia bảo vệ thân chủ của mình bằng cách những lập luận, chứng cứ có lý, có tình trên cơ sở viện dẫn đầy đủ, chính xác những quy định của pháp luật hiện hành để thuyết phục Hội đồng xét xử đi theo hướng có lợi nhất cho thân chủ. Tiêu chuẩn cơ bản của một luật sự là trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

Luật Luật sư quy định rõ một số nội dung cấm đối với luật sư gồm: Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng; Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan Nhà nước khác…

Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam đang xuất hiện một số luật sư có dấu hiệu không biết mình là ai, không biết mình ở đâu, móc nối, quan hệ chặt chẽ với nhiều cá nhân, tổ chức chống phá, cơ hội chính trị trong và ngoài nước, thường xuyên lợi dụng việc bào chữa các vụ án hình sự để xuyên tạc, hướng lái thông tin, gây bất lợi đối với chính quyền. Họ là những đối tượng “ngụy dân chủ”, thay vì thực hiện công việc một cách nghiêm chỉnh, những người này lại thường xuyên tận dụng những vụ án nóng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận và đăng đàn lên mạng “khóc mướn”, “chửi thuê”, công kích chính quyền.

Với "Hợp tác xã kịch khung", luật sư không nhất thiết phải hiểu luật, hành nghề luật sư thì không cần tôn trọng pháp luật.
Với “Hợp tác xã kịch khung”, luật sư không nhất thiết phải hiểu luật, hành nghề luật sư thì không cần tôn trọng pháp luật.

Có vẻ như đối với “Hợp tác xã kịch khung”, luật sư không nhất thiết phải hiểu luật, hành nghề luật sư thì không cần tôn trọng pháp luật. Vì vậy, cần phải dư luận cần phải có ý kiến tranh luận mạnh mẽ để vạch trần hoạt động chống phá của một số kẻ cơ hội núp bóng luật sư.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều