Đông Á thận trọng trước Tổng thống mới nước Mỹ
Sự cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc chứng minh việc củng cố hình ảnh của Mỹ như một “người bảo vệ” cho sự ổn định khu vực điều mà tân Tổng thống có thể khó khăn để đạt tới.
Israel
Mặc dù Israel luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong suốt chính quyền của Tổng thống Trump, nhưng vị trí ưu tiên của nước này trong danh sách chắc chắn sẽ bị hạ cấp dưới thời Tổng thống mới nước Mỹ.
Trong khi nhiều người trông chờ vào việc Tổng thống mới sẽ quay trở lại cách tiếp cận cân bằng hơn với cuộc xung đột Israel-Palestine thì vẫn có hoài nghi rằng liệu có khả thi về giải pháp hai nhà nước hay không
Tuy nhiên, tân Tổng thống có thể chọn cách tiếp cận tương tự như cách mà Trump đã làm trong vài tháng qua với Bahrain và UAE, đó là theo đuổi bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia Ả Rập như Maroc, Oman hoặc Ả Rập Saudi với Israel, đổi lại Israel nhượng bộ người Palestine.
Trung Quốc và Đông Á
Các đồng minh của Mỹ ở Đông Á đã cảm thấy khá thoải mái với cách tiếp cận cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc và chắc chắn lo lắng về một chiến thắng của Biden người có thể quay trở lại cách tiếp cận theo kiểu Obama đối với khu vực.
Trong bài phát biểu của mình tại Đại hội quốc gia của đảng Dân chủ, ông Biden đã đưa ra 4 ưu tiên cho chính quyền của mình, bao gồm giải quyết Covid-19 và thúc đẩy công bằng chủng tộc. Không chỗ nào đề cập đến việc quản lý “vấn đề Trung Quốc”, một mối quan tâm quan trọng trong giới tinh hoa chính sách đối ngoại châu Á được đề cập, gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các quan chức trong khu vực.
Trong vài năm qua, chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán của Trung Quốc đã vấp phải những hành động không khoan nhượng của chính quyền Trump.
Từ việc đưa ra lập trường cứng rắn hơn về Biển Đông đến việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với luật an ninh mới của Bắc Kinh ở Hồng Kông, sự cứng rắn của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc đã chứng minh việc củng cố hình ảnh của Mỹ như một “người bảo vệ” cho sự ổn định khu vực điều mà ông Biden có thể khó khăn để đạt tới.
Nhiệm kỳ tổng thống mới có thể gây rủi ro cho sự trở lại của một cách tiếp cận mà nhiều nơi trong khu vực cho được cho là có đặc điểm là thiếu ý chí chính trị để quản lý và kiềm chế quyền lực của Trung Quốc.
Chiến lược châu Á của ông Trump có thể đã được thực hiện kém, “nhưng về cơ bản nó đã đúng ” như lời của các quan chức Tokyo đã nói. Tuy nhiên, lập trường của ông Biden về Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn nhiều so với Obama.
Mặc dù vậy, nhiều người tin rằng ông Biden có thể là một nhà lãnh đạo “chỉ nói, không hành động” khá giống như cách họ nhìn nhận Obama. Chúng ta sẽ phải xem nó diễn ra như thế nào.
Và đừng mong đợi các cuộc đàm phán tiếp theo với Triều Tiên sớm. Ông Biden tán thành cách tiếp cận chậm hơn được xây dựng từ các cuộc họp cấp làm việc và cho biết ông sẵn sàng thắt chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên cho đến khi nước này thực hiện các bước phi hạt nhân hóa cụ thể.
Trong khi đó, Triều Tiên thích một quy trình dựa trên hội nghị thượng đỉnh tương tự như đã diễn ra ở Singapore và Hà Nội.
Ngoài ra, một trong những hy vọng lớn nhất mà giới công nghệ dành cho tân Tổng thống là ông sẽ đảo ngược, hoặc ít nhất là làm chậm lại, sự tách rời các chuỗi cung ứng của Mỹ và Trung Quốc.
Kể từ khi chính quyền Trump thêm Huawei vào danh sách đen thương mại vào năm ngoái, các nhà cung cấp của Mỹ cho gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã mất hàng tỷ USD doanh thu.
Năm nay, cuộc ứng phó rộng rãi hơn của chính quyền đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, bao gồm cả TikTok, đã đe dọa gây thiệt hại hơn nữa cho lĩnh vực công nghệ của Mỹ, vì Thung lũng Silicon lo ngại rằng căng thẳng ngày càng trầm trọng có thể dẫn đến sự trả đũa từ Bắc Kinh, tạo ra nhiều khó khăn hơn cho các doanh nghiệp xuyên biên giới của họ.
Tân Tổng thống Mỹ có thể sẽ vẫn cứng rắn với Trung Quốc về thương mại, nhưng chính quyền của ông có thể sẽ có chiến lược hơn trong việc đưa ra cách tiếp cận với Trung Quốc mà không gây thiệt hại cho các công ty Mỹ.
Ấn Độ
Gã khổng lồ Nam Á là một trong số ít quốc gia bao gồm Israel, Philippines và Ba Lan nơi đa số người được khảo sát bày tỏ sự tin tưởng vào ông Trump. Có thể có một số lý do cho điều này.
Đầu tiên, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhanh chóng xây dựng mối quan hệ cá nhân với Trump, thông qua các sự kiện chung cấp cao ở Houston, Texas và ở Ahmedabad, Gujarat. Lập trường chống Trung Quốc của Trump rất phổ biến ở Ấn Độ, quốc gia đã có những cuộc giao tranh gay gắt dọc biên giới phía bắc với quân đội Trung Quốc.
Đối với tất cả những lời thổi phồng xung quanh mối quan hệ được cho là của Modi với Trump, truyền thông đã nói những điều tương tự về mối quan hệ giữa Thủ tướng Ấn Độ với Obama trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Rõ ràng là Modi đã cho thấy ông có thể xây dựng quan hệ với cả các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa và Dân chủ.
Xu hướng rộng hơn vẫn là mối quan hệ Mỹ-Ấn đã tiến triển về quốc phòng, chia sẻ thông tin tình báo, thương mại và trao đổi trí tuệ trong hai thập kỷ qua bất kể chính quyền đỏ hay xanh, khiến Ấn Độ trở thành một trong số ít các vấn đề chính sách đối ngoại với thỏa thuận lưỡng đảng rõ ràng ở Washington.
Phạm Vũ Thiều Quang (Đại học Leiden, Hà Lan)