+
Aa
-
like
comment

Căn cứ Yavorov: “Màn trình diễn” ấn tượng của Nga khiến NATO rúng động

Lê Ngọc Thống - 16/03/2022 17:12

Ngày 13/3, đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo: “Một cuộc tấn công tên lửa với vũ khí dẫn đường chính xác vào các cơ sở ở miền Tây Ukraine tại Yavorov. Kết quả của cuộc tấn công, có tới 180 lính đánh thuê nước ngoài và một lượng lớn vũ khí nước ngoài đã bị tiêu diệt”. Không đơn giản chỉ là một cuộc tập kích bất ngờ, những gì xảy ra tại Yavorov thực sự đã khiến toàn bộ NATO rúng động. Chuyên gia quân sự Lê Ngọc Thống đã có bài phân tích về sự kiện trên cùng Cánh Cò. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

Căn cứ Yavorov bị hủy diệt sau cuộc tập kích.

Căn cứ Yavorov cách biên giới Ba Lan 25km, nằm giữa Lvov (Ukraine) và Rzeszow (Ba Lan). Đây là trung tâm huấn luyện quân sự của NATO cho Quân đội Ukraine (APU) và cũng vừa là trung tâm thu thập, huấn luyện lính đánh thuê nước ngoài, vừa là trung tâm hậu cần để NATO đặt các kho vũ khí trước khi chuyển giao cho APU. Vì vậy, Yavorov được coi là “căn cứ bí mật” chính của NATO ở Ukraine. Thực tế, Mỹ đã thiết lập nó theo tiêu chuẩn của riêng họ.

Ban đầu, đại diện quân sự khu vực Lvov (OVA) nói chỉ 35 người thiệt mạng, 134 người bị thương. Tuy nhiên, truyền thông Lvov thì ghi nhận: “Xe cứu thương đưa mọi người ra khỏi các cơ sở bị phá hủy cả ngày, và những nhà xác chật chội bởi rất nhiều xác chết”.

Tạp chí The War Zone cho biết: “Thiệt hại là rất lớn, các cột khói lớn bốc lên trên đường chân trời cả ngày, sự tàn phá có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi.”

Lính đánh thuê bị thương sau cuộc không kích.

Như vậy, tuy không biết chính xác con số thương vong, nhưng sau đòn tập kích của Nga thì ít nhất 300 người trong “quân đoàn lê dương” sẽ trở về nhà trong quan tài hoặc ít nhất là thương tật lâu dài mà chưa hề bắn dù chỉ một phát súng vào binh lính Nga.

Sau đòn tập kích của Nga vào Yavorov, các công ty quân đội tư nhân (Private Millitary Company – PMC) của phương Tây ngừng hoạt động. Các “nhà thầu quân sự” (cách gọi của PMC đối với các nhân viên) hầu như không còn một ý chí chiến đấu nào, bởi họ – những quân nhân có kinh nghiệm chiến trận – cứ nghĩ rằng tham chiến tại Ukraine sẽ dễ dàng như ở Iraq, Afghanistan hay Lybia. Ở những chiến trường trước đây, đối thủ được trang bị vũ khí kém hơn, còn họ lại được không quân Mỹ yểm trợ trên không. Thế nhưng, thực tế tại Ukraine lại quá phũ phàng, nhưng các nhà thầu quân sự đã nhận ra điều đó quá muộn màng…

Các “nhà thầu quân sự” Mỹ trong chiến tranh Iraq 2003.

Sự thật về nguồn gốc của những trái tên lửa nhắm vào Yavorov

Thực chất, việc tính mạng, tinh thần của lính đánh thuê bị ảnh hưởng ra sao không quá quan trọng đối với các bên. Điều đáng quan tâm hơn ở đây, đó là sự chấn động của châu Âu sau đòn tập kích của Nga ngay trước “thềm nhà NATO”.

Ngay cả người phát ngôn Bộ quốc phòng Nga cũng không được biết quân đội Nga đã sử dụng phương tiện nào để tấn công. Báo chí Nga cũng chỉ phỏng đoán “đã có 7-8 tên lửa hành trình Kalibr được phóng đi”. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ lại cho rằng “Nga đã sử dụng không quân phóng 30 quả tên lửa”. Dù không biết con số chính xác, thì một thực tế không thể chối cãi là quân đội Nga đã phóng tên lửa vào căn cứ Yavorov.

Tên lửa hành trình Kalibr.

Nếu Kalibr thực sự đã được dùng thì điểm phóng sẽ từ các tàu chiến, tàu ngầm… thuộc các hạm đội tại Biển Đen hay biển Caspian. Vấn đề ở chỗ, việc phóng tên lửa từ chiến hạm rất dễ dàng bị phát hiện, nhưng thực tế truyền thông các nước không hề đưa tin về một sự kiện như vậy.

Tên lửa Kalibr được phóng từ tàu chiến Nga.

Vì vậy, có thể khẳng định Nga đã sử dụng không quân, bởi trước đó đã có những ghi nhận về sự xuất hiện của tên lửa Kh-101 bay trên lãnh thổ Ukraine. Phỏng đoán chính xác nhất hiện tại là Nga đã sử dụng máy bay Tu-160 hoặc Tu-95 để phóng tên lửa không-đối-đất ngay từ không phận của Liên bang Nga. Và đây chính là điều khiến châu Âu bị rúng động và kinh hoàng.

Tên lửa Kh-101 .

Rõ ràng, “màn trình diễn” tại Yavorov đã chứng minh rằng lâu nay những quảng cáo của Nga về các loại vũ khí siêu thanh với tầm bắn đáng kinh ngạc như Tu-160, Tu-95… không hề sai sự thật. Cuộc tập kích đã cho thấy Nga thực tế không cần để ý đến hệ thống phòng không của NATO tại châu Âu, vốn không thể so sánh với S-350, S-400, S-500 trứ danh của Nga. Thay vào đó, Nga chỉ cần sử dụng Tu-160, Tu-95, Tu-22M3… cất cánh trong không phận của mình là đã có thể đưa tên lửa “vào tận phòng ngủ” của giới tinh hoa quyền lực châu Âu.

Máy bay Tu-160 của Nga.

Cuộc “di cư” vội vã của các nhà ngoại giao EU

Đương nhiên, nhận thức là một quá trình, các nhà chính trị hàng đầu của lục địa già châu Âu – vốn coi mình là bất khả chiến bại sau Chiến tranh Lạnh – dường như vẫn chưa nhìn thấy hết vấn đề. Cho nên, trước khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nổ ra, họ chỉ di chuyển hầu hết tất cả các đại sứ quán tại Kiev đến miền tây Ukraine.

Đại sứ quán Pháp tuyên bố dời khỏi Kiev trước khi chiến dịch quân sự nổ ra.

Và bây giờ, sau đòn không kích tiêu diệt lính đánh thuê ở cực Tây Ukraine thì cuộc “di cư” của các nhà ngoại giao phương Tây đã bắt đầu. Ba Lan, Slovakia, Moldova, Romania và Hungary nay gấp rút chuẩn bị cho việc rút các phái bộ ngoại giao của họ khỏi Lvov.

Hai vấn đề về nhận thức

Gần 3 tuần thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt của Tổng thống Putin, phương Tây đã nhận thức được 2 vấn đề:

Thứ nhất, họ nhận ra rằng nếu EU “dám nói ra những gì mình làm”, thì Nga là những người “dám làm những gì mình nói”. Đó là ý chí của kẻ mạnh, thừa tự tin để chống lại bất kỳ thế lực nào.

Nga đã “dám làm điều mình nói”, họ tuyên bố coi bất kỳ quốc gia hay tổ chức nào can thiệp và đe dọa an ninh, tính mạng nhân dân Nga là thế lực thù địch. Và Nga sẽ tấn công ngay lập tức mà hậu quả là kẻ thù sẽ phải gánh chịu tồi tệ chưa từng có trong lịch sử.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Sergei Ryabkov từng nói: “Chúng tôi đã cảnh báo Mỹ, rằng việc điều phối vũ khí từ một số quốc gia đến UKraine không chỉ là một động thái nguy hiểm, mà đó là một động thái biến những đoàn xe này thành mục tiêu hợp pháp”.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov.

Mỹ và NATO đã quá xem nhẹ tuyên bố đanh thép của ông Ryabkov khi cho rằng đây chỉ là lời nói suông. Đáp lại, phương Tây đã viện trợ 200 triệu USD vũ khí cho Ukraine cùng lực lượng lính đánh thuê tập trung tại căn cứ Yavorov để chuẩn bị làm Nga “đổ máu”.

Thậm chí, Bộ trưởng An ninh Quốc gia Ukraine Aleksey Danilov còn “mượn oai hùm” bằng việc khẳng định Tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg đã tuyên bố: “Nếu một quả đạn, một viên đạn duy nhất bắn trúng một đoàn xe đang chuyển vũ khí cho Ukraine, NATO sẽ coi đó là nguyên nhân cho Điều 5 NATO.”

Bộ trưởng An ninh Quốc gia Ukraine Aleksey Danilov đã “mượn oai hùm” của Tổng thư ký NATO.

Thật ra, ông Stoltenberg chưa hẳn đã nói điều đó. Nhưng từ khi ông Danilov tuyên bố như vậy thì cá nhân Tổng thư ký lẫn NATO nói chung lại không lên tiếng phủ định hay khẳng định. Giờ đây, ông Danilov đã trải nghiệm “đem kính thử búa” là như thế nào, khi Nga đã thực sự hành động bất chấp những tuyên bố hùng hồn.

Tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg đã không phủ nhận hay khẳng định tuyên bố của ông Danilov.

Thứ hai, trong sự kiện hồi tháng 6/2021, khi Hải quân Nga nã pháo về phía tàu khu trục HMS Defender của Anh trên Biển Đen với lý do xâm phạm lãnh hải, Tổng thống Vladimir Putin đã phát biểu rằng: “Ngay cả khi chúng tôi đánh chìm con tàu đó (HMS Defender), vẫn khó có thể tưởng tượng rằng thế giới sẽ đứng trước bờ vực của Thế chiến thứ III”.

Hải quân Nga nã pháo về phía tàu khu trục Anh. Ảnh cắt từ clip.

Tuyên bố trên được ông Putin nói ra rất nhẹ nhàng, nhưng lại như nhát dao cứa vào tâm can của NATO và toàn bộ châu Âu. Bởi họ hiểu rõ ngầm ý của Tổng thống Putin rằng Mỹ sẽ không bao giờ ra tay giải cứu các thành viên NATO trước đe dọa quân sự từ Nga. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã quá hiểu cái giá phải trả nếu đối đấu trực diện với một thế lực quân sự hùng hậu như Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện tại là gì…

Tàu khu trục HMS Defender (Anh).

Thực tế đó cũng chính là nguyên tắc tồn tại bất di bất dịch từ cổ đến kim của mối quan hệ “nước lớn – chư hầu”. Vì vậy, đã đến lúc NATO và Ukraine nên dừng lại cách hành xử dựa và chiếc ô “ông chủ Mỹ”, bởi kỷ nguyên thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo đã thực sự kết thúc.

Lê Ngọc Thống

Bài mới
Đọc nhiều