+
Aa
-
like
comment

Đòn giáng mạnh vào Trung Quốc: Xuất hiện nhân tố làm gió đảo chiều, “kẻ bắt nạt” hết đường gây hấn?

23/06/2021 14:14

Quốc gia này có lẽ sẽ khiến Trung Quốc – với tư cách là “kẻ bắt nạt” – phải suy nghĩ thật kỹ càng nếu muốn dùng sức mạnh quân sự chống lại Australia.

Australia và Trung Quốc đang nổ ra một cuộc chiến ngoại giao rõ ràng. Tuy nhiên, trong cuộc chiến này đang tồn tại sự mất cân bằng.

Là một quốc gia yêu hòa bình, Australia đã không phát triển lực lượng quân sự quy mô lớn. Trong khi đó, Trung Quốc, với chủ nghĩa bành trướng, đang có trong tay một lực lượng quân sự khổng lồ.

Hiện nay, quân đội Trung Quốc đang vượt trội quân đội Australia cả về quân số và trang thiết bị. Và rõ ràng, trong trường hợp đối đầu, Bắc Kinh – với tư cách là “kẻ bắt nạt” – sẽ không ngần ngại sử dụng sức mạnh quân sự chống lại Australia.

Thế nhưng, tình hình dường như đã có sự thay đổi khi một nhân tố mới đây xuất hiện, đó chính là Pháp. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã không ngập ngừng thể hiện rõ sự ủng hộ đối với Australia.

Ông Macron đã công khai chỉ trích Trung Quốc về hành vi “cưỡng bức kinh tế” đối với Canberra, đồng thời mô tả các hành động của Bắc Kinh là “vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế”.

“Tôi muốn nhắc lại rằng Pháp vẫn cam kết bảo vệ sự cân bằng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và chúng tôi coi mối quan hệ đối tác với Australia là trọng tâm chiến lược tại khu vực này” – Tổng thống Pháp nhấn mạnh.

Đòn giáng mạnh vào Trung Quốc: Xuất hiện nhân tố làm gió đảo chiều, kẻ bắt nạt hết đường gây hấn? - Ảnh 1.
Pháp được cho là sẽ giúp cán cân sức mạnh nghiêng về phía Australia trong cuộc chiến chống Trung Quốc.

TFI nhận định, sự hậu thuẫn của Pháp đối với Australia đang làm nghiêng cán cân sức mạnh về phía Canberra trong bối cảnh căng thẳng Trung Quốc-Australia leo thang.

Australia đã và đang tìm cách hiện đại hóa lực lượng hải quân. Thủ tướng Australia Morrison muốn trang bị cho hải quân nước này các tàu ngầm và tên lửa hành trình nâng cấp.

Canberra cần nâng cấp hải quân một cách nhanh chóng bởi thời gian đang trôi qua nhanh, trong khi sự hiếu chiến của Trung Quốc thì ngày càng tăng, để lại cho Australia một cơ hội rất mong manh mà không thể bỏ lỡ.

Có một số vấn đề đã xảy ra. Sự chậm trễ và tình trạng đội chi phí là các vấn đề lớn đang bủa vây thỏa thuận giữa Canberra với Tập đoàn hải quân SA (Pháp) nhằm xây dựng cho Australia một hạm đội tàu ngầm.

Các chuyên gia lo ngại rằng, nếu tiến trình bàn giao 12 tàu ngầm tấn công của SA bị đẩy quá xa trong tương lai, Australia sẽ gặp khó khăn ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào thời điểm quan trọng.

Tuy nhiên, ông Macron dường như đã có mặt để giải quyết các vấn đề này. Trong cuộc gặp gần đây, Thủ tướng Morrison đã trao đổi thẳng thắn với Tổng thống Macron về sự chậm trễ và vượt chi phí trong kế hoạch chuyển giao hạm đội tàu ngầm mới. Đã thê thảm, lại bị Nga-Pháp bồi thêm đòn giáng ở mắt xích chiến lược: Trung Quốc bại trận bẽ bàng

Nói với các phóng viên tại Paris, ông Morrison cho biết, “Chúng tôi [Australia-Pháp] đang tiến đến những cánh cửa quan trọng trong thỏa thuận đó và có những vấn đề chúng tôi cần phải giải quyết”.

Theo TFI, điều quan trọng là khi tham gia vào các vấn đề ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ông Macron có xu hướng củng cố vị thế của Australia. Hiện tại, Tổng thống Pháp đã cam kết sẽ hỗ trợ một cách rõ ràng cho Canberra.

Trên thực tế, Pháp đang tìm cách xây dựng một trục liên kết với Ấn Độ và Australia, như một phần trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của nước này nhằm kiềm chế Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm cách thúc đẩy khuynh hướng chống Pháp.

Theo TFI, cần lưu ý rằng Pháp là một lực lượng quân sự hùng mạnh và là người bạn đáng tin cậy của nhiều cường quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Do đó, một khi họ dấn bước vào khu vực này, Australia sẽ được tăng cường sức mạnh trong cuộc chiến chống Trung Quốc.

QS

Bài mới
Đọc nhiều