+
Aa
-
like
comment

Đòn đánh khiến ông Putin trở thành kinh điển

26/11/2020 16:49

Bất luận đem đến lợi ích của ai, thì hòa bình dù xấu bao nhiêu cũng tốt hơn chiến tranh.

Lính Nga chỉ có thể “từ dưới đất chui lên!”

Đã không dưới một lần, vào tháng 10, Nga đã khuyên nên trả lại một phần lãnh thổ của Nagorno-Karabakh để tạo ra một vành đai an ninh nhưng Armenia không nghe. Ký đình chiến chưa ráo mực là 2 bên nhảy vào nhau quyết chiến.

Nga ngồi quan sát, Thổ Nhĩ Kỳ đốc cùi chõ vào Azerbaijan xông lên tấn công bằng mọi giá phải giành lại được hoàn toàn Nagorno-Karabakh.

Thế trận đã diễn ra thuận lợi cho Azerbaijan khi họ đã chiếm được Shushi và thủ phủ Stepanakert của “cộng hòa Nagorno-Karabakh” tự xưng chỉ thất thủ trong một vài giờ. Tổng thống Erdogan xoa tay chuẩn bị ký lệnh triển khai các căn cứ quân sự của mình tại Nagorno-Karabakh nay thuộc lãnh thổ Azerbaijan, sẵn sàng chìa dao vào hông Nga thì một đòn Blitzkrieg (đòn chớp nhoáng) nhanh hơn điện xẹt từ Putin khiến tất cả, ngoại trừ Thủ tướng Armenia Pashiyan và Tổng thống Azerbaijan Aliyev trong cuộc, “đứng hình”.

Vào 0 giờ 00 ngày 10/11, một hiệp định chấm dứt chiến tranh giữa Tổng thống Azerbaijan Aliyev và Thủ tướng Armenia Pashinyan dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Putin được ký có hiệu lực. Và, khi Mỹ, phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ “mở mắt thức dậy, chào buổi sáng” thì đã có hơn 400 quân đặc nhiệm tinh nhuệ Nga với danh nghĩa là “Lực lượng gìn giữ hòa bình” cùng với các trang bị vũ khí hiện đại…đã có mặt, triển khai “16 điểm quan sát” tại phần còn lại của Nagorno-Karabakh.

Bộ chỉ huy NATO đã từng tâm phục khẩu phục sự cơ động lực lượng của quân đội Nga trong các cuộc diễn tập thì này trong chiến đấu thực sự, tại Nagorno-Karabakh, tốc độ cơ động thần tốc còn kinh hãi hơn.

Nếu như kế hoạch “5-30” của NATO, tức điều động 30 phi đội, 30 tiểu đoàn bộ binh, 30 tiểu đoàn xe tăng, 30 tàu chiến trong 30 ngày là một sự cơ động được cho là khí thế, nhanh, của NATO. Thì việc điều 1.960 quân, 90 xe tăng, xe bọc thép chở quân, 280 xe cơ giới và các thiết bị đặc biệt…của quân Nga trong 8 giờ sau đó bằng 75 chuyến bay vận tải hạng nặng là sự cơ động lực lượng…kinh điển.

Ở góc nhìn quân sự

Thứ nhất, “Lực lượng gìn giữ hòa bình” của Nga tại đây không phải, không bao giờ sẽ trở thành “con tin” mà Bộ Tổng tham mưu Nga đã tính kỹ, đưa một lực lượng đủ sức làm chủ chiến trường. Ngoài việc hoạt động thông thường của một lực lượng gìn giữ hòa bình, chỉ nhìn vào vũ khí trang bị…quân Nga tại đây còn sẵn sàng tham gia tác chiến với bất kỳ kẻ nào có ý định phá vỡ hiệp định đã ký.

Có thể khẳng định chắc, rằng, cùng với căn cứ quân sự của Nga tại Armenia, lực lượng quân sự Nga tại Karabakh đủ sức đè bẹp mọi ý đồ phá hoại Hiệp định 10/11.

Thứ hai, về tình báo, chính ngay người Mỹ đã công nhận tình báo Mỹ đã phạm 2 sai lầm, tức nhận 2 thất bại, (1) là việc Azerbaijan và Armenia kí hiệp định và (2) là Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga tại Karabakh.

Quả thật, ngay Thổ Nhĩ Kỳ cũng bất ngờ khi Azerbaijan chấp nhận ký ngay và luôn như vậy.

Ở góc nhìn địa chính trị

Không chỉ Mỹ và phương Tây mà ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ – một bên quan trọng tạo nên chiến thắng của Azerbaijan, lại vắng mặt trên “bàn tiệc quân sự” chỉ có 3 người: Putin-Aliyev-Pashinyan.

Việc chiếc máy bay Mi-24 của Nga bị bắn hạ không ảnh hưởng gì đến “thực đơn” có sẵn trên bàn tiệc. Nghĩa là ông Putin đã “làm gì đó” trước rồi, vì nếu không thì giới quân sự không giải thích nổi tại sao Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga như “dưới đất chui lên” (trên trời nhảy xuống vẫn chậm hơn) tại Karabakh.

Rốt cuộc, Nga chứng tỏ, chuyện Azerbaijan và Armenia và các nược hậu Xô viết…tại Transcaucasus là chuyện của người Nga và họ, không cần, không liên quan gì đến các vị. Chuyện ông Erdogan xin quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đưa quân đến Azerbaijan là chuyện “nội bộ” 2 nước.

Bắt đầu từ đây, ít nhất 5 năm sau, Armenia đã chuyển sự quản lý vùng Karabakh sang cho Nga. Hệ thống vận chuyển năng lượng từ Đông sang Tây duy nhất không qua Nga và Iran tại đây thì giờ đã có quân Nga “quan sát”. Chấm hết.

Don Blitzkrieg cua ong Putin tro thanh kinh dien

Kết quả 5 thắng 1 bại của Nga

Qua cuộc chiến này, chúng ta thấy Nga có một thất bại nhưng 5 thắng lợi tức 5-1 nghiêng về Nga.

Thất bại 0 – 1. Vào tháng 10, Nga đã gọi điện bàn bạc với Tổng thống Aliyev và Thủ tướng Pashinyan về việc trả lại 7 khu vực mà Armenia đã chiếm năm 1994 cho Azerbaijan nhưng Pashinyan không chấp nhận, ông ta muốn chiến đấu đến cùng và chờ đợi sự lên tiếng của Mỹ. Do đó, nếu Pashinyan chấp nhận lúc đó (Aliyev đã đồng ý) thì khu vực mà quân Nga bảo vệ tại Nagorno-Karabakh sẽ rộng hơn…

Thắng lợi 1, Nga đã giải quyết rất tốt mối quan hệ Azerbaijan-Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ khi không để mình bị lôi kéo vào xung đột. Azerbaijan và Armenia chỉ chấp nhận lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga, chứng tỏ Nga trong mắt Caucasus là một vị trọng tài quyền lực.

Có thể nói đây là cách xử lý các mối quan hệ địa chính trị phức tạp của Nga-Putin rất tuyệt vời, bản lĩnh và trí tuệ.

Thắng lợi 2, Nga thực sự đã nhận “quyền kiểm soát” phần chính, còn lại của Nagorno-Karabakh nhưng đồng thời, thắng lợi 3, để lại một hậu trường chính trị cho chính quyền Pashinyan (cả 2 bàn thắng đều nhờ Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ).

Thắng lợi 4, do thất bại phải đầu hàng và chịu rất nhiều tổn thất về quân sự, trong khi Armenia với Thổ Nhĩ Kỳ “không đội trời chung”, cho nên, an ninh, chủ quyền Armenia, kể từ năm 1991, chưa lúc nào Armenia phụ thuộc vào Nga chặt như vậy.

Thắng lợi 5, Nga đã ngăn chặn kịp thời sự lan rộng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Transcaucasus.

Tiếng vọng…

Phe đối lập ở Nga hét lên, “Putin chết tiệt đang khôi phục đế chế”, phương Tây cũng không kém khi lên án “Nga – Putin là một đế quốc bành trướng”…

Phe đa số người Nga thì “Putin sẽ nhận được giải “Nobel Hòa bình” với tư cách là người kiến ​​tạo hòa bình vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta”.

Hòa bình dù tệ bao nhiêu vẫn tốt hơn chiến tranh. Nga đã ngăn chặn đổ máu, chấm dứt chiến tranh tại Nagorno-Karabakh thì có lẽ Nga-Putin đã làm đúng.

Lê Ngọc Thống

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều