Đối tác của Apple chọn Việt Nam
Macbook, iPad, sản phẩm của Apple sắp được sản xuất ở Việt Nam. Pegatron Corp, đối tác sản xuất iPhone, iPad, Macbook cho Apple đã có kế hoạch thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam, trở thành đối tác lắp ráp mới nhất của Apple Inc. tại Việt Nam.
Thêm nhà máy lắp ráp của Apple tại Việt Nam: Pegatron Corp
Hãng tin Bloomberg đưa tin cho biết, Pegatron Corp đang có kế hoạch thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam, đồng thời trở thành đối tác mới nhất tiến hành lắp ráp các sản phẩm iPad, Macbook cho Tập đoàn Apple Inc. tại Việt Nam.
Bloomberg trích dẫn những nguồn tin đáng tin cậy, nắm chắc về vấn đề này, khẳng định, Pegatron Corp Đài Loan đã chuẩn bị kế hoạch thành lập các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, tạo sự hiện diện tại quốc gia Đông Nam Á này trong chiến lược đa dạng hóa dây chuyền và cơ sở sản xuất bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc
“Pegatron Corp hiện đang tìm kiếm một cứ điểm để xây dựng cơ sở hoàn toàn mới ở khu vực phía bắc của Việt Nam. Họ đã thuê một cơ sở riêng ở thành phố Hải Phòng, tỉnh thành phía Bắc của Việt Nam”, nguồn tin tiết lộ với Bloomberg cho hay.“Ngoài ra, tại đây, Pegatron cũng sẽ tham gia sản xuất bút stylus cho điện thoại thông minh của Tập đoàn Samsung Electronics Co.”, nguồn tin cho biết. “Giá cổ phiếu của nhà sản xuất những tiện ích này vẫn không thay đổi nhiều trong phiên giao dịch hôm thứ ba”.
Pegatron chính thức tham gia cùng hai nhà lắp ráp iPhone, iPad và các thiết bị khác của Apple Inc là Wistron Corp và Hon Hai Precision Industry Co. – trong việc phát triển các cơ sở sản xuất hoặc xây dựng nhà máy gia tăng công suất tại Việt Nam. Không doanh nghiệp nào trong số ba công ty nêu trên hiện đang sản xuất iPhone tại Việt Nam. Thiết bị duy nhất của Apple mà Pegatron đang gia công chính là iPhone. GoerTek Inc. hiện đang sản xuất AirPods tại Việt Nam, trong khi hai đối tác lắp ráp khác của Apple là Compal Electronics Inc. và Luxshare Precision Industry Co., cũng đã có mặt tại Việt Nam. Việt Nam quả đã trở thành điểm đến mới đầy triển vọng của các đối tác chuyên sản xuất, gia công lắp ráp các sản phẩm của Apple Inc.
Việt Nam có chiến lược thu hút làn sóng chuyển dịch cứ điểm sản xuất
Chiến tranh thương mại kéo dài gần hai năm với Hoa Kỳ đã khiến vị “công xưởng sản xuất công nghệ thế giới” của Trung Quốc lâm nguy, chuỗi cung ứng toàn cầu hàng thập kỷ của quốc gia này cũng theo đó bị phá vớ và là hiệu ứng tự nhiên thúc đẩy các công ty điện tử tìm kiếm cơ sở sản xuất thay thế Đại Lục.
Theo Bloomberg, dù Washington và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một, chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng vẫn rất cần thiết trong kế hoạch tương dài hạn do xung đột Mỹ- Trung khó có thể được giải quyết hoàn toàn triệt để chỉ trong thời gian ngắn và chi phí lao động thì ngày một tăng lên trông thấy ở Trung Quốc.
Các công ty Đài Loan đã đặc biệt tích cực trong việc tìm kiếm các lựa chọn mới thay thế, với các công ty từ Inventec Corp đến Foxconn Technology Group hoặc chuyển sản xuất về nước hoặc đến các khu vực xa hơn trên khắp châu Á, để tìm cách hạn chế và giảm thiểu tối đa mức thiệt hại do thuế quan của Hoa Kỳ gây nên.
“Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi hàng đầu từ các chiến lược chuyển dịch dây truyền sản xuất và chuỗi cung ứng thương mại liên quan đến thuế quan. Indonesia cũng đã đạt được một số thỏa thuận đáng kể trong đó phải kể đến Garnering đầu tư từ Pegatron Đài Loan”, Bloomberg nhận định.
Trước đó, vào tháng 12.2018, nhiều nguồn tin cho biết, các đối tác gia công sản phẩm cho Apple đang xem xét xây dựng nhà máy tại Việt Nam nhằm tránh thuế nhập khẩu cao mà Mỹ nhắm vào hàng hóa của Trung Quốc do hệ quả của chiến tranh thương mại gây nên.
Ông Roy Lee, chuyên gia kinh tế tại Đài Loan, thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế Chung-Hua nhấn mạnh, Việt Nam đã có chiến lược đào tạo nâng cao tay nghề lao động giúp chất lượng đội ngũ công nhân được nâng cao rõ rệt lên gần mức của Trung Quốc. Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng xóa bỏ những rào cản cho các công ty nước ngoài ưu tiên và có chiến lược đầu tư rõ ràng vào phát triển sản xuất kinh doanh tại quốc gia này. Đó là điểm mạnh mà Việt Nam đã có được.
Sputniknews