+
Aa
-
like
comment

Đối đầu Trung Quốc, Nhật Bản đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan”

Tuệ Ngô - 04/04/2023 14:28

Nhật Bản hiện đang đối mặt với môi trường chiến lược “tiến thoái lưỡng nan” vì vị trí địa lý gần với Trung Quốc, Triều Tiên và Nga, các quốc gia này được xem là mối đe dọa đối với giá trị chung và cấu trúc an ninh toàn cầu do Mỹ và các đồng minh châu Âu thiết lập. Theo Asia Times, những chiến lược gần đây đã đánh dấu một bước chuyển lớn trong chính sách an ninh của Nhật Bản.

Nhật Bản đặt mục tiêu mua thêm Tên lửa đất đối hạm Type 12 để răn đe Trung Quốc

Vào ngày 16/12/2022, chính phủ Nhật Bản đã thông qua ba văn bản chiến lược mới liên quan đến an ninh quốc gia: Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS), Chiến lược Quốc phòng và Chương trình Xây dựng Quốc phòng.

Trong chín năm kể từ khi ban hành NSS trước đó, những thay đổi quan trọng nhất đối với Nhật Bản là mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc và căng thẳng quân sự ở eo biển Đài Loan.

Để đối phó với tình hình an ninh đang phát triển trong khu vực, Nhật Bản nên tìm cách tăng cường khả năng răn đe đối với Trung Quốc, đồng thời can dự với Trung Quốc thông qua các nỗ lực ngoại giao.

Trong NSS trước đó, xuất bản năm 2013, thái độ đối ngoại của Trung Quốc được mô tả là “một vấn đề gây quan ngại đối với cộng đồng quốc tế”. Do quan hệ Trung Quốc-Đài Loan ổn định vào thời điểm đó, nên tình hình ở eo biển Đài Loan được mô tả là có “cả hướng tới ổn định và bất ổn tiềm ẩn”.

Tuy nhiên, chiến lược mới mô tả sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực là “một vấn đề đáng lo ngại” và là “thách thức chiến lược lớn nhất” của Nhật Bản, mặc dù từ “mối đe dọa” đã bị tránh.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

Ngoài ra, tình hình ở eo biển Đài Loan cũng được mô tả là nguồn gốc của “mối quan ngại” đang gia tăng nhanh chóng, “không chỉ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao gồm cả Nhật Bản mà còn trong toàn bộ cộng đồng quốc tế”.

Khuyến nghị trong NSS mới rằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) có được khả năng phản công nhằm mục đích ngăn chặn không chỉ mối đe dọa truyền thống về một cuộc tấn công bằng tên lửa hạt nhân của Triều Tiên, mà còn là những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực trong khu vực xung quanh Nhật Bản.

Theo chuyên gia Tolga Sakman, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Ngoại giao (DIPAM) ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản đang “bắt đầu giai đoạn hiếu chiến nhất kể từ khi kết thúc Thế chiến II”.

Theo Asia Times, đây vẫn là một sự thay đổi đáng kể trong chính sách an ninh thời hậu chiến của Nhật Bản và thể hiện mức độ quan ngại của chính phủ Nhật Bản đối với tình hình an ninh hiện tại trong khu vực.

Cụ ther, SDF có kế hoạch mở rộng kho dự trữ tên lửa tầm xa như Tên lửa đất đối hạm Type 12 và mua Tên lửa BGM-109 Tomahawk mới – điều này sẽ tạo nên khả năng phản công.

Khả năng này sẽ được triển khai với trọng tâm đặc biệt là các đảo Tây Nam của Nhật Bản, một nhóm đảo nối Kyushu với Đài Loan. Các tàu Trung Quốc đã hoạt động tích cực trong khu vực, đặc biệt là ở vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku.

Chính phủ Mỹ ngày 16/12/2022 đã ca ngợi Chiến lược an ninh mới của Nhật Bản là một bước đi “táo bạo và mang tính lịch sử” nhằm giúp duy trì hòa bình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trái lại, Trung Quốc cho biết nước này “kiên quyết phản đối” và “rất không hài lòng” với các tài liệu quan trọng mới được cập nhật liên quan đến quốc phòng của Nhật Bản

Các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở vùng biển và không phận xung quanh Đài Loan cũng trở nên thường xuyên hơn kể từ năm 2016. Trong khi các khả năng đề xuất của Nhật Bản vẫn là chưa đủ khi Nhật Bản càn sự hợp tác của Hoa Kỳ để tăng cường khả năng răn đe chống lại Trung Quốc.

Lính thủy đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản huấn luyện chung tại Doanh trại Fuji, tỉnh Shizuoka, tháng 3/2022.

Theo Asia Times, nếi một cuộc xung đột quân sự trực tiếp xảy ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc về quần đảo Senkaku, hoặc nếu một cuộc tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản đi kèm với cuộc xâm lược quân sự của Trung Quốc vào Đài Loan, Nhật Bản có thể sẽ coi việc sử dụng vũ lực chống lại Trung Quốc như một vấn đề tự vệ.

Nghiêm trọng hơn, nếu chính phủ Nhật Bản xác định bất kỳ tình huống nào khác là “khủng hoảng hiện sinh”, Nhật Bản có thể sẽ cân nhắc sử dụng vũ lực chống lại Trung Quốc để thực hiện quyền tự vệ tập thể của mình.

Theo Pháp luật về Hòa bình và An ninh năm 2015 , “khủng hoảng hiện sinh” là một cuộc tấn công vũ trang chống lại một quốc gia khác có quan hệ thân thiết với Nhật Bản “và kết quả là đe dọa sự tồn vong của Nhật Bản và gây ra nguy cơ rõ ràng làm đảo ngược cơ bản quyền của công dân nước này được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Nếu các lực lượng Hoa Kỳ tham gia bảo vệ Đài Loan bị tấn công, thì đó sẽ tạo thành một “cuộc khủng hoảng hiện sinh” đối với Nhật Bản.

Về quan hệ Trung Quốc-Đài Loan, NSS mới tuyên bố rằng mối quan hệ của Nhật Bản với Đài Loan đã được duy trì thông qua mối quan hệ làm việc phi chính phủ dựa trên Thông cáo chung Nhật Bản-Trung Quốc được ký kết vào năm 1972.

Mặc dù nó định vị Đài Loan là “một đối tác cực kỳ quan trọng và là một người bạn quý giá của Nhật Bản”, nhưng nó nhấn mạnh rằng “lập trường cơ bản của Nhật Bản đối với Đài Loan vẫn không thay đổi”.

Thêm vào đó, Nhật Bản nên nhấn mạnh quan điểm ngoại giao này với Trung Quốc trong khi tìm cách cân bằng giữa việc tăng cường răn đe và khuyến khích đối thoại để tránh trường hợp Đài Loan bất ngờ xảy ra.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều