Đối đầu F-16V Đài Loan, Su-35 Trung Quốc liệu có “nếm trái đắng”?
Có khả năng trong tương lai các tiêm kích F-16V của Đài Loan sẽ phải đối đầu với Su-35 Trung Quốc.
F-16V có quá nhiều bất lợi
Năm 2014, Quân đội Trung Quốc (PLA) đã ký hợp đồng lớn nhất trong hơn 1 thập kỷ qua – 2 tỷ USD – để mua 24 tiêm kích chiếm ưu thế trên không thế hệ 4 Su-35 từ Nga.
Trước đó, mẫu máy bay chiến đấu mạnh nhất trong biên chế Không quân Trung Quốc (PLAAF) là Su-30MKK mua từ Nga cuối những năm 1990, và tiêm kích nội địa J-16 mà Trung Quốc đưa vào biên chế trong năm 2013.
Cả 2 mẫu máy bay này được được xếp vào thế hệ 4 , chúng là biến thể hai chỗ ngồi mở rộng của tiêm kích Su-27.
Mẫu thiết kế thời Liên Xô ra đời nhằm đảm nhiệm vai trò tác chiến không-đối-không tiên tiến, có tầm hoạt động xa, độ cơ động cao, trần bay cao, tích hợp các cảm biến vô vùng mạnh mẽ và khả năng mang vũ khí lớn. Những đặc tính đó đã được thừa hưởng và cải tiến trên các biến thể sau này.
Su-35 là mẫu tiêm kích hàng đầu của Nga được thiết kế để đối đầu với tiêm kích F-22 Raptor của Không quân Mỹ, có những cải tiến vượt trội so với mẫu Flanker ban đầu.
Nó trang bị radar mạnh mẽ Irbis-E, động cơ mới AL-41, có tỷ lệ sử dụng vật liệu tổng hợp cao hơn – cho phép khung máy bay nhẹ hơn nhưng chắc chắn hơn, mang được tới 14 tên lửa. Bên cạnh đó, 3 vector lực đẩy đa chiều cho phép máy bay có độ cơ động “vô song”.
Những thay đổi trên khung máy bay cũng giúp tiết diện phản xạ radar của Su-35 giảm hơn 1/3, trong khi động cơ mới cung cấp lực đẩy lớn hơn, hiệu quả tác chiến và hệ thống tác chiến điện tử cũng được cải tiến đáng kể.
Theo tạp chí MW, Trung Quốc đã triển khai Su-35 thực hiện một số nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông, và nhiều công nghệ của Su-35 (chuyển giao theo giấy phép) dự kiến sẽ được tích hợp cho tiêm kích nội địa J-11D của Trung Quốc.
Trong khi Trung Quốc mua Su-35 để bổ sung khả năng chiến đấu cho các tiêm kích nội địa mới (tiêm kích thế hệ 4 J-10C và thế hệ 5 J-20 mà Trung Quốc đưa vào biên chế năm 2017-2018) thì Không quân Đài Loan (ROCAF) ở bên kia eo biển vẫn chưa khôi phục dây chuyền sản xuất tiêm kích thế hệ 4 F-CK Ching Kuo theo tiêu chuẩn hiện đại hóa.
Hiện tại, họ chỉ dựa vào các tiêm kích F-16V mua từ Mỹ. Mặc dù “bản sao Flanker” của phương Tây là F-15 Eagle nhưng chi phí mua sắm và vận hành đắt đỏ đã khiến Mỹ và đồng minh phải phụ thuộc vào mẫu tiêm kích hạng nhẹ hơn và có giá thành rẻ hơn là F-16 Fighting Falcon.
Tạp chí MW cho biết, mẫu máy bay 1 động cơ này không được thiết kế để đối đầu với những chiến đấu cơ tinh nhuệ của Liên Xô như Su-27, chúng có tốc độ khá chậm chạp, cảm biến yếu hơn và khả năng mang vũ khí cũng thấp hơn. Bên cạnh đó, F-16 có những hạn chế về tầm hoạt động và độ cao tác chiến so với Eagle và Flanker.
F-16V là phiên bản được nâng cấp một phần so với thiết kế ban đầu. Nó không có khung máy bay hay động cơ mới, cũng không có khả năng mang vũ khí lớn hơn hay tương thích với các loại tên lửa mới. Chẳng những thế, F-16V vẫn có tiết diện phản xạ radar khá cao như mẫu nguyên bản và không tích hợp một chút đặc tính “tàng hình” nào.
Đổi lại, nó được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA), cùng các hệ thống tác chiến điện tử và hàng không mới.
Có điều, radar của F-16V khá mạnh mẽ và tinh vi nhưng lại hạn chế do có kích cỡ nhỏ để phù hợp với không gian bên trong mũi máy bay. Trong khi đó, F-35A hay F-15X đều có thể mang các loại radar hạng nặng hơn hoặc Su-35 có thể lắp đặt radar Irbis-E.
Các hệ thống radar và điện tử mới của F-16V khiến khối lượng máy bay tăng cao so với lực đẩy, làm giảm độ cơ động của nó.
Viễn cảnh Su-35 đối đầu F-16V
Theo tạp chí MW, nếu F-16V phải đối đầu với Su-35 trên eo biển Đài Loan trong trường hợp chiến tranh, nó sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Trong khi F-16 chỉ có thể triển khai 6 tên lửa không-đối-không thì Su-35 có thể bắn ra số lượng tên lửa gấp đôi.
Tầm bắn tối đa của tên lửa không-đối-không AIM-120C trên F-16V là 105km, trong khi tên lửa R-77, R-27ER, ET và EA có tầm bắn từ 110km-130km.
Su-35 còn có khả năng triển khai tên lửa không-đối-không siêu thanh R-37M với tầm bắn lớn hơn đáng kể, mặc dù chưa có thông tin nào chắc chắn Trung Quốc sẽ trang bị tên lửa này cho các máy bay mà họ mua về.
Nga bài binh bố trận tung đòn đánh hiểm: Khủng bố Syria náo loạn “như ong vỡ tổ” Bóc mẽ 2 loại tên lửa Ukraine nhăm nhe “nhấn chìm mọi tàu chiến Nga, bay thẳng đến Điện Kremlin”
Trước đó, PLA từng tích hợp tên lửa không-đối-không nội địa PL-15, với tầm bắn lên tới 200km, cho các máy bay chiến đấu Su-30MKK.
Tạp chí MW cho biết, có khả năng cao Su-35 Trung Quốc cũng sẽ được tích hợp mẫu tên lửa này. Nếu như vậy, tầm bắn của Su-35 sẽ vượt xa F-16V.
Năng lực hoạt động của các cảm biến, tiết diện phản xạ radar tương đối cao của cả hai loại (ngay cả khi Su-35 có một chút khả năng tàng hình) đều cho phép cả hai loại phát hiện và theo dõi lẫn nhau ở cự ly bằng tầm bắn tối đa của tên lửa mà chúng mang theo. Ở đây Su-35 có lợi thế hơn do nó trang bị tên lửa có tầm bắn xa hơn.
Nếu cả hai bên ở khoảng cách có thể ngắm bắn đối phương thì Su-35 sẽ có lợi thế hơn do có độ cơ động cao hơn, không chỉ nhờ tỷ lệ lực đẩy/khối lượng cao hơn, thừa hưởng khả năng vòng tránh của thiết kế Flanker, mà còn nhờ nó trang bị động cơ vector lực đẩy 3 chiều. Những đặc tính này cho phép máy bay vòng tránh tên lửa đối phương hiệu quả hơn.
Đã có một số báo cáo từ phía Ấn Độ ghi nhận mức độ hiệu quả do các đặc tính trên mang lại, trong đó tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ đã tránh được 5 đợt tấn công bằng tên lửa AIM-120C do tiêm kích F-16 Pakistan tiến hành, mặc dù Su-30MKI có động cơ yếu hơn, và chỉ có động cơ vector lực đẩy hai chiều.
Trong khi đó, F-16V có độ cơ động khá kém so với các biến thể khác của F-16, đó là chưa kể tới những loại tiên tiến hơn như F-22 hay các máy bay Flanker của Nga.
Đối đầu với Su-35, F-16V sẽ gặp bất lợi rất lớn. Tuy nhiên, một số nguồn tin phương Tây vẫn khẳng định rằng F-16 sẽ có được lợi thế ngay cả khi đối đầu với loại tiêm kích tối tân của Mỹ là F-22 trong tầm nhìn.
MW nhận định, ngay cả khi F-16V có được lợi thế đáng kể đi chăng nữa thì nó vẫn sẽ bị Su-35 lấn át khi chiến đấu trong tầm nhìn.
Tất Đạt/Soha News