Dõi theo đường đua của các hãng hàng không Việt Nam
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong khi nhu cầu đi lại bằng đường hàng không và du lịch Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ thì tỷ lệ đúng giờ của các hãng lại không đồng đều. Điều này vô hình chung gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và uy tín của doanh nghiệp hàng không đối với người tiêu dùng.
Bước sang giai đoạn khai thác cao điểm hè 2022, số lượng các chuyến bay khai thác của toàn ngành hàng không tăng vọt. Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 7/2022, tổng chuyến bay khai thác của các hãng hàng không đạt 33.238 chuyến, tăng 781,2% so với cùng kỳ năm 2021 và 7,9% so với tháng 6.
Số lượng các chuyến bay tăng cao song các hãng hàng không vẫn duy trì được tỷ lệ bay đúng giờ. Cũng theo thông tin cập nhật trên website của Cục Hàng không Việt Nam, Bamboo Airways là hãng ít chậm chuyến nhất trong số 3 hãng hàng không lớn nhất Việt Nam, với tỉ lệ 8,3%. Tỷ lệ chậm chuyến ở Vietnam Airlines và Vietjet Air lần lượt là 23,7% và 19%. Tỷ lệ cất cánh muộn của toàn ngành là 18,2%.
Bamboo Airways là hãng hàng không mới ra đời, trong khi các hãng khác đã có số lượng khách hàng nhất định. Nếu muốn vượt trội hơn thì phải cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm mới mẻ mà các doanh nghiệp khác chưa làm được. Dựa vào những số liệu kể trên thì có thể thấy Bamboo Airways đã thành công ngoài mong đợi. Việc đúng giờ bay tưởng nhỏ nhưng thật ra lại vô cùng quan trọng, bởi rất nhiều hành khách thực hiện di chuyển với mục đích công việc. Doanh nghiệp không tôn trọng tài sản và thời gian của mình là một chuyện nhưng để nó ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của khách hàng lại là một vấn đề khác.
Cục Hàng không Việt Nam đánh giá, ngành hàng không là trở thành phương tiện hữu hiệu nhất để Việt Nam mở toang cánh cửa với thế giới, kết nối các chuỗi cung cấp, chuỗi hàng hóa, chuỗi giá trị. Theo đó, việc phục hồi của ngành hàng không sau đại dịch đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi toàn diện kinh tế xã hội của Việt Nam sau đại dịch Covid-19. Tuy hàng không Việt Nam đang phải đối diện với các vấn đề như giá dầu tăng mạnh làm cho chi phí nhiên liệu của các hãng hàng không tăng lên; kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại; chính sách tiền tệ được thắt chặt để ứng phó với lạm phát cao…
Chính phủ đã và đang có nhiều chính sách, giải pháp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không, đặc biệt là các hãng hàng không, ví dụ như giảm giá dịch vụ chuyên, phí, lệ phí; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; hỗ trợ tái cấp vốn cho Hãng hàng không quốc gia Việt Nam…
Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ thì nỗ lực tự thân của các hãng hàng không cũng là vô cùng quan trọng. Thời gian này đang là thời cơ để tất cả các hãng hàng không nội địa khôi phục lại kinh tế sau đại dịch Covid-19. Nếu không biết chấn chỉnh bản thân để bắt kịp xu thế thời đại, các doanh nghiệp hàng không sớm muộn có thể bị thay thế dễ dàng.
LS Lê