Doanh nghiệp Mỹ yêu cầu Trump “xin lỗi” Việt Nam
Ngày 7/1, hơn 200 doanh nghiệp, hiệp hội Mỹ đã gửi thư tới Tổng thống Trump yêu cầu Chính phủ Mỹ gỡ bỏ nhãn dán “thao túng tiền tệ”, đồng thời đề nghị không áp thuế đối với Việt Nam.
Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, đã có hơn 150 doanh nghiệp cùng 50 hiệp hội đã gửi thư lên Tổng thống Trump đề nghị không áp thuế đối với Việt Nam bao gồm: các công ty lớn như Tory Burch, ALDO, Columbia Sportwear, Converse, FILA, Everlane, New Balance, Nike, Puma, Samsung, Sony, LG…; các Hiệp hội May mặc & giày dép (AAFA), Liên minh đồ nội thất gia đình Mỹ, Hiệp hội phân phối và bán lẻ giày dép Mỹ (FDRA), Hội đồng Thương mại quốc gia, Hiệp hội công nghiệp ngoài trời…
Theo đó, các doanh nghiệp, hiệp hội trên cho rằng, các biện pháp “trừng phạt” thuế sẽ làm suy yếu năng lực cạnh tranh toàn cầu của Mỹ, cũng như gây tổn hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tác động mạnh tới hoạt động kinh doanh.
Hơn nữa, chính những doanh nghiệp này cũng cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ gặp khủng hoảng trầm trọng thì nhãn dán “thao túng tiền tệ” đối với Việt Nam và Thụy Sĩ là hoàn toàn bất hợp lí. Cách tính thặng dư thương mại mà Mỹ đang áp dụng chỉ phù hợp trong trường hợp không có đại dịch như hiện nay.
Các doanh nghiệp khẳng định, Việt Nam là một thị trường xuất khẩu lớn của Mỹ, tạo ra rất nhiều việc làm trong nhiều lĩnh vực như dệt may, hóa học, gỗ cứng và sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước cung cấp đầu vào quan trọng về nguyên liệu thô được các cơ sở sản xuất của Mỹ sử dụng.
Đặc biệt, các doanh nghiệp Mỹ lo ngại, hơn 50% lượng hàng hóa dệt may và giày dép cùng với trên 75% mặt hàng phụ kiện nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị chịu mức thuế từ 25-50% nếu Chính quyền thực hiện áp thuế đối với Việt Nam.
Theo Ủy ban thương mại quốc tế của Mỹ, giá trị hàng dệt may của nền kinh tế số một thế giới xuất sang Việt Nam đã tăng 97 triệu USD từ năm 2015-2019, giá trị giày dép xuất khẩu tăng 170 triệu USD, hóa chất xuất khẩu của nước này cũng ghi nhận mức tăng hàng năm là 62%, cụ thể tăng lên 824 triệu USD năm 2018 và lên hơn 1,1 tỷ USD trong 2019. Đây sẽ là những mặt hàng chịu tổn thất nếu Mỹ áp đặt thuế đối với Việt Nam.
TH