+
Aa
-
like
comment

Diplomat: “Việt Nam nắm giữ con át chủ bài với Mỹ!”

Hồng Nhung - 17/04/2022 11:09

Trang Diplomat vừa qua đã có bài viết với tiêu đề “Why Vietnam Holds the Trump Card in the US-Vietnam Partnership” (Tại sao Việt Nam nắm giữ con át chủ bài trong quan hệ đối tác Mỹ-Việt), để nói về tầm quan trọng của Việt Nam đối với Mỹ ở thì hiện tại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris

Cánh Cò xin được phép lược dịch bài viết của The Diplomat như sau:

Ngay sau khi đảm nhận vị trí đại sứ mới của Mỹ tại Việt Nam, ông Marc Knapper đã có một cuộc phỏng vấn mở rộng với truyền thông Mỹ. Trong cuộc phỏng vấn, ông Knapper khẳng định ưu tiên của Mỹ là nâng quan hệ Việt Nam – Mỹ từ quan hệ đối tác toàn diện lên “đối tác chiến lược” trong nhiệm kỳ của mình.

Đặc biệt, vào tháng 8/2021, Phó Tổng thống Kamala Harris cũng đã đưa ra đề xuất nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược khi bà đến thăm Hà Nội.

Trước đó, khi còn đương quyền, Tổng thống Donald Trump, bất chấp những lời lẽ chống liên minh, ông cũng trực tiếp bày tỏ cam kết nâng cao quan hệ với Việt Nam. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis từng gọi Mỹ và Việt Nam là “những đối tác cùng chí hướng”, bất kể sự khác biệt trong hệ thống chính trị. Khi đó, Cựu Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink cho biết Mỹ coi Việt Nam là “một trong những đối tác quan trọng nhất trên thế giới”.

Từ đó cho thấy mức độ quan trọng của Việt Nam đối với Mỹ như thế giới trong việc định hình vị thế chiến lược toàn cầu.

Tuy nhiên, phản ứng của Việt Nam đối với đề xuất của Mỹ được xem là khá “mờ nhạt”. Mặc dù tỏ ra hoan nghênh sự tiếp cận của Mỹ, nhưng Việt Nam vẫn luôn xem xét việc thay đổi ý định trở thành “đồng minh” của Mỹ. Đơn cử như việc Việt Nam đã không chấp nhận việc bà Harris đưa ra yêu cầu cùng trở thành “đồng minh” chống lại Trung Quốc trong chuyến thăm vào năm 2021.

Đại sứ Việt Nam mới được bổ nhiệm tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng cũng bỏ qua “quan hệ đối tác chiến lược” như một mục tiêu trong nhiệm kỳ của mình. Thực tế, Việt Nam xem Mỹ là quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược thực sự, nhưng trên lý thuyết, Mỹ lại không hề nằm trong danh sách 17 đối tác chiến lược của Việt Nam

Có thể một số bộ phận sẽ cho rằng, một trong những lý do đằng sau sự từ chối của Việt Nam là áp lực từ Trung Quốc. Tuy nhiên, lời giải thích như vậy cần phải xem xét các động lực độc đáo của quan hệ Mỹ-Việt Nam. Dựa trên lập trường trung lập của Việt Nam từ xưa đến nay, việc nâng cấp mối quan hệ để chống lại quốc gia nào đó hoàn toàn đi ngược với “lý tưởng” mà Việt Nam theo đuổi.

Theo lẽ thường, Việt Nam, với tư cách là một quốc gia yếu hơn tiếp giáp với Trung Quốc, cần Mỹ về an ninh hơn là Mỹ cần Việt Nam. Nếu Việt Nam không muốn đối đầu với Trung Quốc một mình và mong muốn có thêm sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông, họ không nên chờ đợi lời đề nghị của Mỹ về một quan hệ đối tác chiến lược.

Thứ hai, Mỹ là bên đã nhượng bộ Việt Nam về các vấn đề lớn nhằm cải thiện mối quan hệ song phương tổng thể, như việc giữ im lặng khi Việt Nam tiếp tục mua vũ khí của Nga vi phạm kỹ thuật Đạo luật chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA). Điều đáng chú ý là Mỹ đã trừng phạt đồng minh hiệp ước Thổ Nhĩ Kỳ vì đã mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga. Nói tóm lại, Việt Nam dường như nắm giữ con át chủ bài trong mối quan hệ song phương bất chấp sự mất cân bằng quyền lực rất lớn so với Mỹ. Điều này bất chấp kỳ vọng thông thường rằng đối tác tương đối mạnh hơn có đòn bẩy thương lượng nhiều hơn đối tác yếu hơn.

Kim ngạch thương mại song phương Việt – Mỹ tăng khoảng 250 lần

Thực chất, câu trả lời dễ hiểu nhất cho câu đố này nằm ở bản chất của Việt Nam là một “đồng minh tiện lợi” của Mỹ. Điều này được thể hiện dựa trên mong muốn của Mỹ, muốn dùng sự thân thiết của Việt Nam để kìm kẹp, chống lại mối đe dọa chung ở thời điểm hiện tại.

Nói dễ hiểu hơn, quan hệ đối tác mà Mỹ đang muốn xây dựng tương tự như “liên minh quasi” của Mỹ-Trung Quốc trong những năm 1970 và 1980, khi đó Mỹ và Trung Quốc đã bỏ qua mọi thành kiến, bắt tay nhau để kìm kẹp Liên Xô.

Việt Nam lại không như Trung Quốc, Việt Nam luôn đặt mục tiêu trở thành một quốc gia ôn hòa, tự lực, tự cường nên việc bắt tay với một quốc gia nào đó trên thế giới để chống lại một quốc gia khác là điều khó có thể xảy ra. Đó là chưa kể đến việc Việt Nam nhận thức rõ những toan tính mà Mỹ đang thực hiện, gây ra những thách thức đối với luật pháp Việt Nam bằng các chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”

Tuy nhiên, chính những điểm này lại là nút thắt mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ Việt Nam – Mỹ, tạo cho Việt Nam một đòn bẩy thương mại mạnh mẽ trong mối quan hệ song phương, bởi Mỹ hiểu rõ rằng Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược như thế nào trong kế hoạch phát triển của Mỹ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Từ đó, Mỹ đã và đang tích cực cố gắng cải thiện mối quan hệ với Việt Nam, thậm chí đến mức đề cao tầm quan trọng của Việt Nam, để có thể bảo vệ Việt Nam khỏi sự lên án của Mỹ đối với các quốc gia khác trong khu vực. Tất cả chỉ vì Mỹ muốn gửi một tín hiệu rằng Việt Nam không chỉ là một quốc gia độc lập, phát triển bậc nhất hiện tại, mà còn là một người bạn vô cùng thân thiết và quan trọng của Mỹ trên trường quốc tế.

Khi xảy ra xung đột, Mỹ có xu hướng lặng lẽ làm việc với Việt Nam hoặc nhắm mắt làm ngơ thay vì công khai thách thức. Vào tháng 1/2021, chính quyền Trump đã dán nhãn Việt Nam là nước thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, Đại diện Thương mại Mỹ ngay sau đó tuyên bố sẽ không thực hiện bất kỳ hành động trừng phạt nào như tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

Để rồi sáu tháng sau, Mỹ và Việt Nam đã đưa ra một tuyên bố rằng hai nước đã giải quyết vấn đề. Rõ ràng, cách đối xử đặc biệt này chính là “thành ý” mà Mỹ tích cực cố gắng thực hiện để chỉ ra Việt Nam là một đối tác an ninh quan trọng của Mỹ sau hơn 20 năm xây dựng quan hệ.

Về phía mình, có vẻ như Việt Nam hiểu rất rõ vị thế của mình và tự tin về tầm quan trọng của mình trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ. Do đó Việt Nam đã từ chối việc thành lập liên minh, cùng chống lại Trung Quốc mà Mỹ đề nghị. Mặc dù không thực hiện được mục tiêu nhưng Mỹ vẫn vui vẻ và tiếp tục mối quan hệ song phương vô cùng tốt đẹp bởi Mỹ nhận thức rõ Việt Nam là một quốc gia độc lập như thế nào sau hơn 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Thậm chí cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ Derek Chollet đã phải thốt lên rằng Việt Nam đang ngày càng quan trọng thế nào trên thế giới, cho thấy “sức mạnh ngày càng tăng của mối quan hệ Mỹ-Việt Nam.”

Rất rõ ràng, Việt Nam nắm giữ con át chủ bài trong quan hệ đối tác Việt Nam – Mỹ!

Hồng Nhung (Theo Diplomat)

Bài mới
Đọc nhiều