+
Aa
-
like
comment

Diplomat: Biden sẽ nâng tầm chiến lược Việt-Mỹ

Trần Anh - 06/12/2020 14:24

Ứng cử viên Joe Biden sẽ sớm chính thức trở thành chủ nhân Nhà Trắng vào ngày 20/1 năm nay. Trong bối cảnh vấn đề Biển Đông hiện là tâm điểm của quốc tế, cộng đồng thế giới đang đặt câu hỏi ông Biden sẽ áp dụng chính sách gì để giải quyết các vấn đề đang hiện hữu.

Ông Derek Grossman, chuyên gia phân tích quốc phòng thuộc Tập đoàn nghiên cứu và phân tích quân sự RAND vào hôm thứ Hai đã có bài viết trên tạp chí Diplomat về triển vọng quan hệ Việt-Mỹ dưới thời Tổng thống Biden. Grossman lập luận rằng trong chiến lược Biển Đông của chính quyền Biden, “đối tác trong khu vực có vai trò quan trọng chính là Việt Nam.” Ông đề cập đến khả năng chính quyền Tổng thống Biden có thể sẽ muốn “tăng cường hợp tác để nâng tầm quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam từ ‘đối tác toàn diện’ trở thành ‘đối tác chiến lược’.”

Grossman nhận định chiến lược hiện nay của đương kim Tổng thống Donald Trump đối với Việt Nam khá mơ hồ. Một mặt, Washington dường như ủng hộ Hà Nội bằng những cử chỉ thiện chí và gắn bó với Việt Nam, như việc cử đại sứ đến thăm thủ đô Hà Nội trong hai tháng liên tếp 11 và 12. Vào tháng 11, đại sứ cấp cao Hoa Kỳ từng tuyên bố sẽ hỗ trợ Việt Nam về vấn đề hàng hải. Nhưng mặt khác, Washington vào tháng 12 lại gán mác “thao túng tiền tệ” với Hà Nội.

Điều này thực chất phản ánh chính sách ngoại giao “nước Mỹ trên hết” của chính quyền đương nhiệm. Washington chấm dứt thế trung lập của mình trong tranh chấp Biển Đông, thể hiện sự ủng hộ về mặt ngoại giao với Hà Nội. Cùng lúc, giao thương hai nước lại bước vào giai đoạn căng thẳng mới khi đội ngũ của ông Trump tố cáo Hà Nội can thiệp vào thị trường ngoại tệ. Nhưng cần nhìn nhận rằng ngay cả với các đồng minh, chính quyền đương nhiệm cũng áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế. Thế nên những hành động trái chiều đối với Hà Nội của Washington thật ra không phải là điều bất ngờ.

Nhưng chính quyền mới của ông Biden có thể mang cái nhìn khác, và rất có khả năng Châu Á sẽ là một trong những ưu tiên ngoại giao hàng đầu. Việt Nam là một thế lực mới nổi của châu lục, và là thành viên của Hiệp hội ASEAN, và vì vậy sẽ trở thành mục tiêu ưu tiên trong chính sách châu Á của chính quyền tân Tổng thống Biden.

Ông Joe Biden, khi đó là Phó Tổng thống mừng rượu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ năm 2015.

Đối với ông Biden, Việt Nam có thể là đối trọng để cân bằng cán cân trên Biển Đông. Nhiều chuyên gia dự đoán chính quyền Biden sẽ thực thi nhiều chính sách bền vững, và ôn hòa hơn về kinh tế đối với Hà Nội. Các dự đoán cũng cho rằng quan hệ Việt-Mỹ sẽ trở nên sâu sắc hơn dưới thời Tổng thống Biden. Mặc dù Washington trong những năm qua đã tăng cường hiện diện trên Biển Đông, nhưng chỉ trên tư cách người ngoài cuộc, và vì thế tác động của họ cũng bị giới hạn.

Những năm gần đây Mỹ tăng cường hiện diện tại Biển Đông.

Nhưng nhìn chung, Việt Nam vẫn thể hiện sự ủng hộ vai trò của Hoa Kỳ trong phát triển kinh tế khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Dưới thời tổng thống Biden, nước Mỹ sẽ tăng cường nỗ lực hợp tác với Việt Nam và khả năng lớn là hai nước sẽ càng xích lại gần nhau hơn. Một quan chức cấp cao Hoa Kỳ cho biết hồi tháng 8 rằng Mỹ mong muốn Việt Nam tham dự vào Bộ Tứ Kim Cương mở rộng, hiện bao gồm Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ. Tuy nhiên, đây là chủ đề nhạy cảm với nhiều quốc gia, dù thuộc Bộ Tứ hay không. Tổng thống Biden nhiều khả năng sẽ tìm cách mở rộng Bộ Tứ, nhưng Việt Nam sẽ tỏ ra thận trọng với cơ chế này. Hà Nội vẫn có thể mở rộng hợp tác chính trị và an ninh với chính quyền Biden theo một cách linh động hơn – nhưng sẽ không liên kết toàn diện với Bộ Tứ Kim Cương.

Chính quyền Biden được dự đoán đẩy mạnh vai trò của Bộ Tứ Kim Cương và Việt Nam.

TRẦN ANH (lược dịch từ Global Times)

Bài mới
Đọc nhiều