+
Aa
-
like
comment

Điều trị ung thư tại nước ngoài không bằng ở Việt Nam

08/07/2019 09:00

Cho đến thời điểm hiện nay, nhiều kỹ thuật điều trị ung bướu hiện đại trên thế giới đã được các bệnh viện trong nước làm chủ, người bệnh Việt đi ra nước ngoài chữa ung thư còn được khuyên về nước điều trị.

Vừa qua (7/7), tại hội nghị sơ kết triển khai Đề án Bệnh viện vệ tinh chuyên ngành ung bướu diễn ra tại Bắc Ninh. GS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Y tế, cho biết ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam.

Tại Việt Nam, mỗi năm có 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư. Gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội.

benh-nhan-viet-bi-ung-thu-sang-cac-nuoc-tien-tien-chua-benh-deu-duoc-khuyen-tro-ve-nuo
GS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Y tế đánh giá cao những bước phát triển Đề án Bệnh viện vệ tinh chuyên ngành ung bướu.

Trong những năm 2000, cả nước chỉ có 3 bệnh viện chuyên ngành, 14 khoa ungthư tại bệnh viện đa khoa tỉnh, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu khám chữa bệnh ung bướu của nhân dân. Cách đây 5-6 năm, Bệnh viện K vẫn còn tình trạng quá tải trầm trọng, công suất giường luôn trên 300%, 3-4 bệnh nhân nằm ghép một giường.

Tới năm 2019 nhờ việc triển khai Đề án Bệnh viện vệ tinh chuyên ngành ung bướu trên toàn quốc đã có 8 bệnh viện chuyên ngành với các trang thiết bị y tế hiện đại, trình độ chuyên môn ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới, 69 trung tâm/khoa/đơn vị ung bướu, đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân.

Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến đánh giá: “Đề án bệnh viện vệ tinh đã khẳng định hướng đi rất đúng, hiệu quả của Bộ Y tế và có ý nghĩa nhân văn rất lớn, bệnh viện tuyến dưới được nâng cao trình độ, các bệnh viện tuyến trên sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung thực hiện các kỹ thuật cao ngang tầm quốc tế và nghiên cứu khoa học”.

benh-nhan-viet-bi-ung-thu-sang-cac-nuoc
Người Việt sang các nước tiên tiến cũng được khuyên quay về nước điều trị.

“Không ít bệnh nhân ung thư khi ra nước ngoài, kể cả các nước tiên tiến cũng được khuyên quay trở lại Việt Nam điều trị. Đó là những thành công rất đáng ghi nhận”, GS Tiến chia sẻ.

GS.TS Trần Văn Thuấn (Giám đốc Bệnh viện K) cho biết “Qua hơn 05 năm thực hiện, các bệnh viện vệ tinh đã được nâng cao năng lực về khám, chữa bệnh thông quaviệc tăng cường đào tạo, cải tạo cơ sở kỹ thuật, nâng cấp trang thiết bị y tế, chuyểngiao kỹ thuật và tư vấn khám chữa bệnh bằng công nghệ thông tin.

Từ năm thực hiện đề án đến nay, Bệnh viện K đã có 17 bệnh viện vệ tinh, 11 bệnh viện tham gia dự án Norred, chỉ đạo tuyến cho 30 bệnh viện. Bệnh viện K đã đào tạo cho 2.972 lượt học viên, chuyển giao 291 lượt kỹ thuật cho các bệnh viện; biên soạn 12 cuốn sách chuyên môn phục vụ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật.

Kết quả nổi bật là một số kỹ thuật được đào tạo, chuyển giao đã giúp cho các Bệnh viện hoàn toàn có thể tự chủ làm được, có tỷ lệ giảm chuyển tuyến đến 100% như: Phẫu thuật ung thư tuyến giáp, phẫu thuật nội soi thực quản, phẫu thuật ung thư cổ tử cung hay xạ trị ung thư vú, cổ tử cung, ung thư buồng trứng.

Bệnh viện K đã hỗ trợ Bệnh viện đa khoa Phú Thọ từ chuyển tuyến hơn 70% nay đã chuyển tuyến dưới 1%. Hội chẩn từ xa cho các Bệnh viện về chẩn đoán ung thư, đặc biệt là mô bệnh học, hỗ trợ đào tạo liên tục, cầm tay chỉ việc cho bác sĩ tuyến dưới.

(Theo Tin Tức Việt Nam)

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều