+
Aa
-
like
comment

Hết BOT đến Vingroup, các đối tượng đang mưu tính điều gì?

LS Lê - 24/01/2022 12:20

Kể từ khi có mạng xã hội, các thế lực thù địch luôn triệt để lợi dụng sự tiện ích của hình thức truyền thông mới này nhằm thực hiện những âm mưu thâm độc chống phá cách mạng nước ta. Chúng dùng mọi thủ đoạn, chiêu trò cũ rích xuyên tạc, vu khống, chống phá, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, bất chấp những thành tựu to lớn mà đất nước đã giành được trong suốt thời gian qua. Quen thuộc nhất chính là lý lẽ “vì lợi ích nhân dân, vì quyền dân chủ” của các nhà dân chủ giả hiệu dùng để hợp lí hoá những phát ngôn xằng bậy của mình.

Chẳng cần nói đâu xa, chắc bạn đọc đã không còn lấy làm lạ với cái tên Hoàng Dũng, kẻ bán đứng đất nước nhưng lại nhân danh “chính nghĩa”. Dù đã tẩu thoát thành công sang trời Âu song Hoàng Dũng ngày ngày vẫn quay về cố hương cắn xé. Mới đây, “nhà dân chủ giả hiệu” này đã hướng mũi giao về Phạm Nhật Vượng – chủ tịch tập đoàn Vingroup, một tập đoàn lớn và có giá trị vững chãi trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bằng việc chê bai Phạm Nhật Vượng làm giàu không nhờ thực lực mà chỉ biết dựa hơi vào tài sản và mối quan hệ, Hoàng Dũng xuyên tạc lãnh đạo nhà nước nhận hối lộ vật chất nên mới tạo điều kiện cho Vingroup phát triển được như ngày hôm nay.

Ông Vượng, vào năm 1987, nhờ thành tích xuất sắc về toán học, đã giành được một suất học bổng du học tại Matxcơva. Sau khi kết hôn, ông tiếp tục vay 10.000 USD và đến Kiev, mở một cửa hàng ăn khác lấy tên Việt Nam Thăng Long. Đến 1993, ông lập thương hiệu Mivina và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền sau khi vay 10.000 USD từ những người bạn Việt Nam và tiếp tục vay Ngân hàng châu Âu để mở rộng sản xuất sang các sản phẩm khác như rau thơm khô đóng gói, bột khoai tây, soup, …

Như vậy rõ ràng là ông Phạm Nhật Vượng đi lên từ hai bàn tay trắng và dựa vào chất xám của chính mình để thành công. Tới khi ở đỉnh vinh quang, ông Vượng trở về quê hương để đóng góp và giúp sức cho đất nước phát triển. Và ngày hôm nay khi đã thành công ông Vượng đã có những đóng góp vô cùng lớn lao cho đất nước. Chỉ cần vài giây gõ Google thôi thưa “học giả Hoàng Dũng”.

Khác với việc xuyên tạc lãnh đạo Nhà nước ta “ăn hối lộ” từ nhà đầu tư như Hoàng Dũng, Phạm Minh Vũ lại dựng nên câu chuyện về “trạm BOT bẩn” để xuyên tạc chính quyền rút ruột tiền của người dân. Đúng là Quốc lộ 1A đã có từ thời Pháp thuộc như lời Phạm Minh Vũ nói, nhưng ai là người đã cải tạo, đã trùng tu và bảo dưỡng con đường để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân trong nhiều thập kỷ qua? Mục đích của trạm BOT là nhằm giúp nhà đầu tư dự án thực hiện thu hồi vốn và lợi nhuận.

Các trạm thu phí BOT chỉ là tạm thời, cũng như mức vé khi qua trạm BOT hoàn toàn tuỳ thuộc vào loại xe mà mọi người sử dụng để di chuyển. Ví dụ như vé loại 1 (dành cho xe dưới 12 ghế ngồi, xe có tải trọng dưới 2 tấn, các loại xe buýt vận tải khách công cộng) mức giá 865.000 đồng/vé và vé loại 2 (áp dụng cho xe từ 12 đến 30 ghế ngồi, xe có tải trọng từ 2 đến dưới 4 tấn) mức giá hiện nay là 1.238.000 đồng/vé. Cứ theo mức quy định đó mà chia ra 5 loại giá vé phù hợp cho từng loại xe chứ không hề có việc giá cắt cổ và vô lí như Phạm Minh Vũ đã nói. Tất cả những vấn đề về thuế phí đều có mục đích và quy định rõ ràng. Những loại thuế quan đi kèm hàng hoá hay dịch vụ có từ rất lâu và được áp dụng tại nhiều quốc gia với mục đích vĩ mô phục vụ cho cộng đồng. Y nói người dân tốn một đống tiền vô lí cho Nhà nước chẳng phải đang ngầm ý nói dân ta nhận thức thấp nên dễ bị lừa hay sao?

Dù cho với lí lẽ nào đi chăng nữa, thì tư duy lệch lạc của cả hai đối tượng này sẽ chẳng bao giờ được công nhận. Những lời bịa đặt và xuyên tạc mà chúng đưa ra chỉ thêm tố cáo cho âm mưa thâm độc hạ uy tín lãnh đạo nhằm kích động chống phá Chính quyền mà thôi. Chúng ta, vì vậy, cần hết sức tỉnh táo trước âm mưu thâm độc này. Phải biết chọn lọc thông tin trên mạng xã hội một cách chính xác và khách quan, bởi thật sự chỉ có người kém hiểu biết mới tin tưởng nguồn thông tin độc xấu này.

LS Lê

Bài mới
Đọc nhiều