Điều đúng đắn người Việt cần làm trước làn sóng biểu tình tại Thái Lan
Thời gian qua, đất nước chùa vàng Thái Lan đã phải trải qua những biến động lớn, gây xáo trộn toàn bộ xã hội. Hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối hoàng gia và chính quyền của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha, khiến đời sống và nền kinh tế – xã hội của đất nước Đông Nam Á bị xáo trộn nặng nề. Tuy nhiên, trước tình hình đó, có không ít các đối tượng, tổ chức chống phá đã lợi dụng cổ xúy các cuộc biểu tình để móc nối, lôi kéo sự bất ổn của nước bạn đem về phá hoại quê nhà Việt Nam…
Thái Lan, quốc gia theo thể chế Quân chủ lập hiến với hơn 69,7 triệu dân, được mệnh danh là nền kinh tế lớn thứ 2 tại Đông Nam Á chỉ sau Indonesia, thứ 8 trên thế giới và 22 trên thế giới. Thế nhưng, suốt hơn một thập kỷ qua, đất nước Thái Lan như chưa một ngày yên ả kể từ sau cuộc đảo chính lật đổ Thủ tướng Thaksin Shinawatra vào năm 2006. 14 năm, 2 lần đảo chính, theo sau đó hàng loạt những cuộc biểu tình đã khiến cuộc sống của người dân Thái Lan bị đảo lộn, nền kinh tế rơi vào trạng thái “chuột rút”, đứng chững, nếu không nói là tụt hậu. Đại dịch COVID-19 lại như một phép thử nặng nề cho nền kinh tế thứ 22 thế giới, vốn ảm đạm những năm qua, càng thêm điêu đứng, kinh tế giảm mạnh kỷ lục trong 2 thập niên qua. Sau ngần ấy năm, không những không tìm lại được sự bình yên, xứ sở chùa vàng giờ đây lại phải đối mặt với vô số những bất ổn, những cuộc biểu tình nổ ra khắp cả nước từ phong trào “3 ngón tay” chống lại hoàng gia và chính quyền sở tại, mà “chất xúc tác” là chính đại dịch COVID-19…
Chuyện xứ người là thế, điều đáng nói là khi đất nước bạn đang phải trải qua những biến động lớn nhất trong lịch sử, thì tại Việt Nam, lại có không ít các cá nhân, tổ chức đã lợi dụng danh nghĩa “ủng hộ nhân dân Thái Lan” để cổ xúy cho các cuộc biểu tình gây bất ổn xã hội. Các trang, nhóm mạng xã hội “mượn tên” các phong trào biểu tình của Thái Lan như “Liên minh Trà sữa”, “3 ngón tay”, “Phong trào Sinh viên Thái”… để làm bình phong cho các chiêu trò bới móc, so sánh với Việt Nam. Đáng nói, không chỉ có Thái Lan, nhiều tổ chức, trang mạng “ăn theo” cuộc biểu tình tại Hồng Kông hơn một năm trước cũng a dua, rêu rao cổ xúy biểu tình. Điều đó phần nào cho thấy, mối bận tâm của các phần tử này thực chất không phải là vấn đề tự do, nhân quyền hay dân chủ của người dân Thái Lan. Điểm chung duy nhất, cũng là mối quan tâm thực sự, liên kết các phần tử, tổ chức trên chỉ có thể gói gọn bằng hai chữ: “biểu tình”. Hay nói cách khác, những kẻ đang khoác lên mình chiếc áo “Stand with Thailand” chẳng hề quan tâm đến hoàn cảnh, nội tình của đất nước Thái Lan, cũng không hề quan tâm đến nỗi vất vả của người dân Thái. Điều chúng muốn, chỉ là bằng mọi cách đem mầm mống bất ổn, loạn lạc từ xứ người về gieo rắc vào sự bình yên đang tồn tại trên đất nước Việt Nam. Nói vui thì miễn là biểu tình, bất kể là ai, ở đâu, lúc nào, lý do gì, bằng cách nào, cũng sẽ được các phần tử tung hê, cổ xúy như “tượng đài dân chủ”, đại diện cho ý chí của “người dân”, mà thực chất là ý chí của những kẻ phản loạn cơ hội “đục nước béo cò” như vừa qua…
Công bằng mà nói, tình cảm đối với những con người đang đối mặt với những khó khăn, nghịch cảnh vốn là bản tính nhân ái, giàu tình thương của người Việt Nam. Thế nhưng, chúng ta cần xác định rằng việc hệ trọng đó là vận mệnh của dân tộc Thái Lan, của người dân nước bạn. Vận mệnh đó chỉ có thể được xây dựng bằng ý chí của người Thái, không ai có thể, và cũng không có quyền can thiệp vào nhiệm vụ thiêng liêng và riêng tư của họ. Thiết nghĩ, chứng kiến những biến động lịch sử của một quốc gia, dân tộc, điều đầu tiên chúng ta cần trân trọng là sự bình yên mà mình đang có trên mảnh đất quê hương Việt Nam. Và cảm thông với những khó khăn của người dân xứ bạn, không có nghĩa chúng ta cho phép bản thân cổ xúy cho những việc làm chống lại quốc gia, dân tộc mình. Những kẻ mượn danh người dân Thái Lan, Hồng Kông, thực chất là đang lợi dụng nỗi khổ sở của họ để mưu lợi cho những thủ đoạn đê hèn của mình, chứ không hề mang tấm lòng nhân ái vốn có của người Việt Nam.
Đất nước Thái Lan, và cả đặc khu Hồng Kông đã từng có những năm tháng rực rỡ, phát triển vượt bậc, trở thành biểu tượng và niềm tự hào, những con rồng của châu Á. Thế nhưng giờ đây, những bất ổn và xáo trộn đã đẩy quốc gia và khu vực ấy vào vòng xoáy hỗn loạn bất tật. Người dân khổ sở trăm bề, thất nghiệp tràn lan, nền kinh tế rơi vào thảm họa. Vì thế, ý chí và nguyện vọng, đích đến cuối cùng của người dân Thái Lan, chỉ có sự hòa bình và ổn định, chứ không phải là những cuộc biểu tình mà những phần tử, tổ chức đang cổ xúy.
HẠNH VĂN