+
Aa
-
like
comment

Diễn giải ngờ nghệch cùng luận điệu xuyên tạc về quyền làm chủ của nhân dân

An Diễm - 23/01/2022 13:49

Mối quan hệ: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” là vấn đề lớn, cơ bản, có ý nghĩa bao trùm, xuyên suốt cho quá trình vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam. Các đối tượng chống phá luôn cố tìm cách phủ nhận mối quan hệ này bằng cách lu loa rằng ở Việt Nam “nhân dân không được làm chủ”.

“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” là quan hệ đặc trưng bản chất của mô hình xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa ba thành phần chủ yếu trong xã hội; vị trí, vai trò và sự tác động ảnh hưởng của mỗi thành phần có sự khác nhau, nhưng cùng thống nhất ở mục tiêu là thúc đẩy tiến bộ xã hội. Trong đó, “Đảng – Nhà nước” là quan hệ giữa chủ thể lãnh đạo và người triển khai, tổ chức sự lãnh đạo. “Đảng – Nhân dân” là quan hệ giữa chủ thể lãnh đạo và người trực tiếp quyết định kết quả lãnh đạo, thụ hưởng thành quả lãnh đạo. Còn “Nhà nước – Nhân dân” là quan hệ giữa “người phục vụ” và chủ nhân đất nước.

Hiến pháp hiện hành nước ta ghi rõ: “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”; Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

Nhân dân đi bầu cử thực hiện quyền làm chủ

Từ thực tế này, bộ máy Nhà nước do Nhân dân lập ra để thay mặt Nhân dân quản lý, điều hành, duy trì mọi mặt hoạt động, thúc đẩy xã hội phát triển; thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ và thực hiện đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; tổ chức Nhân dân xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, sử dụng công cụ quyền lực được Nhân dân trao cho để trấn áp, trừng trị thích đáng những hành vi vi phạm pháp luật, phương hại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của Nhân dân, cản trở, xuyên tạc, phủ nhận, phá hoại… sự nghiệp cách mạng ở nước ta.

Chính sách này thể hiện trong mọi mặt của đời sống. Nhân dân được hưởng thụ thành quả tự sự phát triển kinh tế và văn hóa xã hội, đời sống ngày càng nâng c. Các hạ tầng trong xã hội như đường xá, cầu cống, quy hoạch, thủy lợi đều được chi từ ngân sách nhà nước, và người dân được hưởng lợi trực tiếp từ đó. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trật tự trị an, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm để bảo đảm đời sống bình yên cho người dân. Khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh thì người dân được Nhà nước chăm lo, hỗ trợ bằng cách chính sách an sinh xã hội kịp thời. Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài găp sự cố không may luôn được Nhà nước bảo hộ bằng nhiều biện pháp. Ngoài ra nhân dân cũng có quyền phản ánh, giám sát các hoạt động của Nhà nước theo chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đây là biểu hiệu sâu sắc của quyền làm chủ của nhân dân.

Trong khi đó, các đối tượng chống phá như Việt Nam Thời Báo thường cố ý tạo ra những cách diễn giải lệch lạc về vấn đề này. Đơn cử như trong một bài viết, họ dẫn lại sự kiện các đối tượng tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Đức Chung, Đinh La Thăng khi ra tòa vì quá sợ sệt đã cất lời xin lỗi Đảng, xin lỗi Nhà nước, xin lỗi Hội đồng xét xử và đặt câu hỏi vì sao không xin lỗi dân. Rồi họ lu loa rằng như thế chứng tỏ ở Việt Nam dân không phải là chủ. Chúng ta không cần bàn về tâm lý của những bị cáo phạm tội đang phải đứng trước vành móng ngựa, họ cảm thấy có lỗi với ai, mâouốn xin lỗi ai, họ nghĩ gì…điều đó không quá quan trọng. Vấn đề là khi họ xin lỗi Nhà nước, cũng tức là xin lỗi bộ máy đại diện cho Nhân dân, do Nhân dân lập ra và giám sát thì đã có câu trả lời rõ ràng về vấn đề “ai mới là chủ?”

Luận điệu xuyên tạc của Việt Nam Thời Báo.

“Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân” cũng tức là nếu xâm phạm quyền lợi, lợi ích của Nhà nước đồng nghĩa với xâm phạm quyền lợi, lợi ích của Nhân dân và ngược lại. Một “ý tưởng khác” của Việt Nam Thời Báo đưa ra để cố xuyên tạc quyền làm chủ của nhân dân đó là cho rằng trong một số vụ án tham nhũng như vụ Việt Á và một số vụ việc xảy ra ở Bộ Y tế thì “nhân dân không được bồi thường”. Thực tế thì ngược lại, đơn cử như trong vụ việc nâng khống giá robot phẫu thuật ở bệnh viện Bạch Mai thì cơ quan điều tra đã thu thập các chứng cứ, làm cơ sở để tòa án sẽ buộc bệnh viện Bạch Mai liên đới cùng các đối tượng phạm tội, bồi hoàn, chi trả số tiền đã chiếm đoạt cho các bệnh nhân. Trong vụ việc Việt Á, quyền lợi dân sự cũng được bảo vệ căn cứ vào điều 127, Bộ luật dân sự năm 2005, theo đó nếu người mua kit xét nghiệm của Việt Á chứng minh được “hành động lừa dối trong giao dịch dân sự” của họ thì có quyền đòi bồi thường.

Luận điệu trên của Việt Nam Thời Báo và nhiều đối tượng khác thực chất chỉ nhắm đến mục tiêu là vu khống, bôi nhọ Đảng và Nhà nước, kích động gây chia rẽ giữa Nhà nước với nhân dân, và sau cùng là nhắm đến mục tiêu gây bạo loạn, lật đổ. Cần đề cao cảnh giác với những luận điệu tưởng chừng như ngây ngô mà hết sức thâm độc này.

An Diễm

Bài mới
Đọc nhiều