+
Aa
-
like
comment

Điên cuồng tranh cướp thịt lợn: Trung Quốc sắp trở thành Venezuela thứ hai?

21/09/2019 15:57

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại ngày càng gay gắt, giá cả hàng hóa ở Trung quốc đang tăng từng ngày mà trong đó giá thịt heo tăng chóng mặt đồng thời xảy ra tình trạng khan hiếm hàng. Hiện nay giá thịt heo đã tăng 50% và các nhà phân tích dự báo có thể tăng 100% vào cuối năm nay.

Untitled

Mạng xã hội đang lan truyền clip về việc 3 người phụ nữ giành giật một miếng thịt hay người đàn ông trộm thịt bỏ túi quần phản ánh phần nào “cơn khát” thịt lợn hiện nay ở Trung Quốc.

Để trấn an dân chúng, chính phủ Trung quốc công bố nguyên nhân là do dịch tả Châu Phi nhưng theo tôi là phi lý, bởi như Việt Nam cũng từng hứng nhiều trận dịch nhưng cũng không xảy ra tình trạng như vậy. Chỉ có chiến tranh thương mại mới có thể đưa đến hậu quả như trên. Tình trạng khan hiếm tới mức phải áp dụng chế độ tem phiếu như thời bao cấp nhưng một số tỉnh thành chỉ còn mua được thịt heo xay cấp đông chứ không có thịt tươi nữa. Thịt heo tăng giá kéo theo chi phí thực phẩm tăng lên 10% và khiến lạm phát của Trung Quốc trong tháng 8 lên 2,8%. Dĩ nhiên con số này là lúc thịt heo tăng 50%. Nếu thịt heo tăng 100% sẽ đẩy giá tiêu dùng tăng lên 20% hoặc cao hơn.

Một mặt hàng khác như hoa quả tươi hiện cũng đã tăng giá lên khoảng 30%. Ở đây việc giá cả tăng cao do không nhập khẩu được hàng hóa từ Mỹ không phải là điều kiện tiên quyết để đánh gục kinh tế nước này, mà là ảnh hưởng nhiều mặt từ thương chiến, chẳng hạn như chính phủ Trung Quốc phải phát hành thêm tiền và thất nghiệp do kinh tế đình đốn.

Chúng ta lưu ý, khi lạm phát xảy ra, giá cả sẽ không tăng dần đều mà nó sẽ phi mã một cách rất nhanh chóng. Thí dụ nếu chớm phát, giá cả tăng 1%/tháng thì khi bước vào lạm phát nó sẽ là 3%/tháng, 5%/tháng, 10%/tháng… chứ không còn giữ tốc độ cũ nữa.

Một cuộc khảo sát mới đây của tờ New York Times cho thấy rằng, một số công dân giàu có thậm chí còn sợ rằng Trung Quốc có thể sẽ đi theo con đường tương tự như Venezuela.

“Những lo ngại về triển vọng dài hạn của Trung Quốc đang gia tăng. Sự bi quan đang ngày càng nhiều, và thực tế, một số doanh nhân đang so sánh tương lai của Trung Quốc với một quốc gia khác, nơi chính phủ nắm quyền kiểm soát nền kinh tế theo một cách không hề dễ dàng: Venezuela”, tờ New York Times viết.

Ở Venezuela, chỉ trong 4 năm, từ 2013 đến 2017, lạm phát đã biến nước này thành một nơi tan tác nhất thế giới. Đó chính là cơn ác mộng của Bắc Kinh.

Trần Đình Thu

Bài mới
Đọc nhiều